Tháng cô hồn như một nét đẹp tâm linh được các quốc gia châu Á (bao gồm Việt Nam) gìn giữ đến ngày nay. Cùng GiaiNgo tìm hiểu ngày cô hồn là ngày nào, những điều nên và không nên làm trong tháng cô hồn qua bài viết dưới đây nhé.
Cô hồn là từ ngữ dùng để chỉ những vong linh phiêu dạt, lang thang khắp nơi không có chỗ nương tựa và không được thờ cúng. Ngoài ra, những người chết vì tai nạn hoặc bệnh tật hiểm nghèo cũng được xem là cô hồn.
Một số quốc gia khác trên thế giới còn cho rằng, cô hồn còn dùng để chỉ những người khi còn sống làm quá nhiều điều ác. Đến khi mất đi không được bất kỳ cõi nào chấp nhận.
Tháng cô hồn là thời điểm những vong linh được trả tự do tỏa về tám phương tứ phía trên nhân gian. Tháng cô hồn sẽ bắt đầu vào tháng 7 Âm lịch hàng năm.
Trong một năm, tháng cô hồn sẽ bắt đầu diễn ra vào tháng 7 Âm lịch. Tùy theo từng vùng miền, quốc gia khác nhau, thời gian bắt đầu và kết thúc sẽ không giống nhau.
Tại Việt Nam, tháng cô hồn diễn ra xuyên suốt trong tháng 7 Âm lịch. Tuy nhiên, một số quốc gia khác ngày cô hồn chỉ bắt đầu và kết thúc từ mùng 2/7 Âm lịch đến 14/7 Âm lịch (ví dụ như Trung Quốc).
Đến nay, câu chuyện về nguồn gốc tháng cô hồn vẫn còn nhiều tranh cãi khác nhau. Có nhiều luồng ý kiến xoay quanh chủ đề này.
Tuy nhiên, nhiều người đồng tình với quan niệm tháng 7 Âm lịch chính là thời điểm Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để cho các vong linh được tự do tỏa ra tứ phương trên nhân gian.
Nếu không có nghi lễ cúng bái, kiêng cữ phù hợp, những vong linh này có thể xâm nhập và quấy rối đến sức khỏe, sự bình an của mỗi người.
Ở góc nhìn Phật giáo, họ cho rằng vào thời xa xưa kia vào một đêm khuya thanh tĩnh, có một con quỷ đỏ đã đến tìm chàng trai tên A Nan nơi cửa phật. Quỷ đỏ nói rằng, nếu không muốn suy giảm tuổi thọ, A Nan cần chuẩn bị đầy đủ nghi lễ để dâng lên họ nhà quỷ, nếu không ngày mai A Nan sẽ chết.
Lo lắng trước dự báo của quỷ đỏ, A Nan bằng đem câu chuyện này kể lại với đức Phật trụ trì ngôi chùa anh đang theo học. Đức Phật bèn soạn giúp anh bài chú từ bi, tụng trong suốt quá trình cúng tế.
Nhờ vậy, A Nan vẫn giữ được mạng sống, đồng thời nhiều sử sách còn ghi chép lại là sau khi được cúng tế, con quỷ đã được tiếp nhận và cho đi đầu thai.
Câu chuyện này diễn ra vào đúng tháng 7 Âm lịch, từ đó người ta chọn đây là thời điểm để thực hiện nghi lễ cúng cô hồn với hi vọng cầu được sự bình an, sức khỏe.
Dân gian ta chọn tháng 7 là tháng cô hồn vì họ tin rằng đây là thời điểm Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan, thả cho các vong linh được tỏa về tứ phía một cách tự do.
Tháng cô hồn được tính theo Âm lịch, diễn ra vào tháng 7 hàng năm. Riêng tại Thái Lan, tháng cô hồn bắt đầu sớm hơn vào tháng 6 Âm lịch.
Thời điểm bắt đầu và kết thúc tháng cô hồn là không giống nhau ở mỗi quốc gia:
Nhiều người quan niệm tháng cô hồn là tháng không may mắn, xui xẻo và dễ bị ma quỷ xâm nhập, quấy rối. Do đó bạn phải biết được những điều cấm kỵ trong tháng cô hồn để tránh vận xui vào người.
Ông bà ta thường xuyên truyền tai nhau những điều kiêng kỵ như: không đi chơi đêm, không đi qua nơi vắng vẻ vào buổi tối, không hò hét tên nhau trong đêm, không treo chuông gió nơi cửa phòng ngủ,…
Ngoài ra, dân gian ta còn quan niệm rằng, trong tháng cô hồn nên thực hiện một số nghi lễ sau để cầu mong sự bình an, đó là: thăm viếng mộ của gia đình ông bà tổ tiên, làm nhiều điều tích đức, ăn chay, niệm phật, đi chùa cầu an,…
Mâm cúng cô hồn ở những vùng khác nhau sẽ có cách sắp xếp và chuẩn bị không giống nhau.
Tuy nhiên, một mâm cúng cô hồn đầy đủ cần phải có những lễ vật sau:
Văn cúng cô hồn hiện nay được phân chia thành nhiều thể loại với nhiều ý nghĩa khác nhau. Ví dụ như bài cúng cô hồn tháng 7 chung chung, văn khấn rằm tháng 7 ngoài trời, văn khấn Thần tài ngày rằm tháng 7,…
Tùy vào niềm tin tâm linh và mong ước của mỗi gia chủ, có thể chọn lựa được bài khấn phù hợp.
Dưới đây là gợi ý mẫu văn cúng cô hồn thường gặp nhất hiện nay.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con lạy Đức Phật Di Đà
Con lạy Bồ Tát Quan Âm.
Con lạy Táo Phủ Thần quân chính thần.
Tiết tháng 7 sắp thu phân
Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà
Âm cung mở cửa ngục ra
Vong linh không cửa không nhà
Đại Thánh Khảo giáo – A Nan Đà Tôn giả
Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương
Gốc cây xó chợ đầu đường
Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang
Quanh năm đói rét cơ hàn
Không manh áo mỏng – che làn heo may
Cô hồn năm bắc đông tây
Trẻ già trai gái về đây họp đoàn
Nay nghe tín chủ thỉnh mời
Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau
Cơm canh cháo nẻ trầu cau
Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh
Gạo muối quả thực hoa đăng
Mang theo một chút để dành ngày mai
Phù hộ tín chủ lộc tài
An khang thịnh vượng hòa hài gia trung
Nhớ ngày xá tội vong nhân
Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời
Bây giờ nhận hưởng xong rồi Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần
Tín chủ thiêu hóa kim ngân
Cùng với quần áo đã được phân chia
Kính cáo Tôn thần
Chứng minh công đức
Cho tín chủ con
Tên là:………………………………
Vợ/Chồng:…………………………
Con trai:……………………………
Con gái:…………………………….
Ngụ tại:……………………………..
Xem thêm: Tháng cô hồn nên mang theo gì trong người để tránh xui xẻo?
Những lời chúc đẹp và ý nghĩa dành cho nhau trong tháng cô hồn sẽ làm cho các mối quan hệ thêm gần nhau hơn.
Một số câu chúc được nhiều người sử dụng nhất hiện nay như:
Năm 2022, tháng cô hồn sẽ rơi vào tháng 7 Âm lịch (nhằm tháng 8 Dương lịch). Rằm tháng 7 cô hồn sẽ diễn ra trong ngày 12/08 Dương lịch.
Tùy theo quan điểm của mỗi người sẽ có những góc nhìn khác nhau về vấn đề xui xẻo trong tháng cô hồn. Tuy nhiên, đạo Phật tin rằng nếu chúng ta không làm điều sai trái thì sẽ không gặp xui xẻo trong tháng cô hồn.
Hy vọng với những thông tin GiaiNgo vừa chia sẻ, bạn đọc sẽ bỏ túi được cho mình những vấn đề bổ ích cho chủ đề tháng cô hồn là ngày nào. Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé.