Khi nào cần may áo giáp sắt? Mẹo hay và dễ nhớ môn Hóa

Hóa học là bộ môn rất khó, và rắc rối đối với các bạn học sinh, sinh viên. Chắc hẳn có nhiều bạn cũng chưa hiểu cụ thể khi nào cần may áo giáp sắt. Cùng GiaiNgo tìm hiểu những mẹo hay ngay trong bài viết này nhé.

Khi nào cần may áo giáp sắt?

Khi nào cần may áo giáp sắt là câu nói phổ biến được nhiều người dùng. Theo nghĩa đen thì đây là câu hỏi trong cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, trong môn Hóa học thì đây là mẹo hay để ghi nhớ công thức Hóa học.

Khi nào cần may áo giáp sắt là gì trong môn Hóa?

Khi nào cần may áo giáp sắt là một câu nói giúp nhớ nhanh dãy hoạt động hoá học của kim loại. Câu đầy đủ đó là Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng áo Phi Âu.

Dãy hoạt động hoá học của kim loại: K, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au.

Trong đó:

  • K là kali
  • Ca là canxi
  • Na là natri
  • Mg là magiê
  • Al là nhôm
  • Zn là kẽm
  • Fe là sắt
  • Ni là ni tơ
  • Sn là thiếc
  • H là hidro
  • Cu là đồng
  • Hg là thủy Ngân
  • Ag là bạc
  • Pt là platin
  • Au là vàng

 

khi nao can may ao giap sat

Ngoài ra, bạn cũng có thể ghi nhớ qua các câu khác như “khi cần nàng may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Á Phi Âu” hay “khi cả nhà may áo giáp sắt nhớ sang phố hàn đồng hiệu Á Phi Âu”.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tổng hợp gửi đến bạn một số mẹo nhớ dãy hoạt động Hóa học của kim loại khác như:

  • K, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au: Cách nhớ là “Khi cần nàng may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Á Phi Âu” hoặc “Khi cả nhà may áo giáp sắt nhớ sang phố hàn đồng hiệu Á Phi Âu”.
  • Li, K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Mn, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au: Cách nhớ là “Lúc khó bà cần nàng may áo màu giáp có sắt nhớ sang phố hàn đồng hiệu Á Phi Âu”.

Khi nào cần may giáp sắt trong cuộc sống thường ngày

Áo giáp sắt có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ con người khỏi các tác động có thể làm tổn thương nguy hại đến thân thể.

Bạn đang làm việc trong môi trường có thể bị ảnh hưởng bởi các tác động vật chất như máy móc công nghiệp,… Vì vậy, trường hợp này bạn cần được may áo giáp sắt. Sử dụng áo giáp sắt có thể bảo vệ bạn.

Trường hợp khác, giống như các kỵ sĩ nước ngoài, áo giáp sắt giúp bạn bảo vệ mình trong những trận đấu thế thao. Nếu thấy cần thiết, ví dụ như đấu kiếm thì bạn vẫn có thể may áo giáp sắt.

Khi nào cần may giáp sắt trong cuộc sống thường ngày

Một số mẹo hay dễ nhớ về Hóa học

Vừa rồi bạn đã được tìm hiểu nội dung khi nào cần may áo giáp sắt. Tiếp theo, mời các bạn cùng GiaiNgo đến với một số mẹo hay dễ nhớ về Hóa học nhé.

Mẹo nhớ tiền tố

Tiền tố hóa học là một phần thuộc tên của công thức hóa học đó. Tiền tố hóa học thể hiện số nguyên tử của một nguyên tố nào đó có trong phân tử đó

Các tiền tố thường gặp nhất:

  • 1 là Mono
  • 2 là Đi
  • 3 là Tri
  • 4 là Tetra
  • 5 là Penta
  • 6 là Hexa
  • 7 là Hefxan
  • 8 là Octan
  • 9 là Nonan
  • 10 là Đean

Thông thường, người ta thường sẽ bỏ Mono đi nếu Mono đứng ở đầu tên gọi.

Ví dụ:

  • P2O5 có tên gọi là Đi Photpho – Penta Oxit
  • SO2 có tên gọi là Lưu Huỳnh – Đi Oxit
  • SO3 có tên gọi là Lưu Huỳnh Tri Oxit
  • N2O3 có tên gọi là Đi Nitơ Tri Oxit

meo nho tien to

Mẹo nhớ bằng cách làm thơ

Bài thơ nguyên tử khối

Anh hydro là một (1).

Mười hai (12) cột cacbon.

Nitro mười bốn (14) tròn.

Oxi mỏi mòn mười sáu (16).

Natri hay láu táu.

Nhảy tót lên hai ba (23).

Khiến Magie gần nhà.

Ngậm ngùi đành hai bốn (24).

Hai bảy (27) nhôm la lớn.

Lưu huỳnh giành ba hai (32).

Khác người thật là tài.

Clo ba lăm rưỡi (35,5).

Kali thích ba chín (39).

Canxi tiếp bốn mươi (40).

Năm lăm (55) mangan cười.

Sắt đây rồi năm sáu (56).

Sáu tư (64) đồng nổi cáu.

Bởi kém kẽm sáu lăm (65).

Tám mươi (80) Brom nằm.

Xa bạc trăm lẻ tám (108).

Bari lòng buồn chán.

Một ba bảy (137) ích chi.

Kém người ta còn gì.

Hai lẻ bảy (207) bác chì.

Thủy ngân hai lẻ một (201)

Bài thơ hóa trị

Kali (K), Iốt (I), Hidrô (H).

Natri (Na) với bạc (Ag), clo (Cl) một loài.

Là hoá trị I hỡi ai.

Nhớ ghi cho kỹ khỏi hoài phân vân.

Magiê (Mg), kẽm (Zn) với thuỷ ngân (Hg).

Ôxi (O), đồng(Cu), thiếc (Sn) thêm phần bari (Ba).

Cuối cùng thêm chữ canxi (Ca).

Hoá trị II nhớ có gì khó khăn!

Này nhôm (Al) hoá trị III lần.

In sâu trí nhớ khi cần có ngay.

Cacbon (C), Silic (Si) này đây.

Có hoá trị IV không ngày nào quên.

Sắt (Fe) kia lắm lúc hay phiền.

II, III ta phải nhớ liền nhau thôi.

Lại gặp nitơ (N) khổ rồi.

I , II , III , IV khi thời lên V.

Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm.

Xuống II lên IV khi thì VI luôn.

Phốt pho (P) nói đến không dư.

Có ai hỏi đến, thì ừ rằng V.

Em ơi cố gắng học chăm.

Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng.

Bài thơ bảng tuần hoàn có số thứ tự từ 1-30

Hoàng hôn lặn bể Bắc (H, He, Li, Be, B).

Chợt nhớ ở phương Nam (C, N, O, F, Ne).

Nắng mai ánh sương phủ (Na, Mg, Al, Si, P).

Song cửa ai không cài (S, Cl, Ar, K, Ca).

Sớm tối vui ca múa (Sc, Ti, V, Cr, Mn).

Phải có nhạc có kèn (Fe, Co, Ni, Cu, Zn).

Bài thơ dãy hóa trị

Nhóm IA: Hai, Li, Nào, Không, Rót, Cà, Fê (H, Li, Na, K, Rb, Cs, Fr). Hoặc “Lâu nay không rảnh coi phim”.

Nhóm IIA: Banh, Miệng, Cá, Sấu, Bẻ, Răng (Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra). Hoặc “Bé mang cây súng bắn ruồi”.

Nhóm IIIA: Bố, Ai, Gáy, Inh, Tai (B, Al, Ga, In, Tl). Hoặc “Bà anh lấy gà trong tủ lạnh”.

Nhóm IV: Chú, Sỉ, Gọi em, Sang nhắm, Phở bò (C, Si, Ge, Sn, Pb). Hoặc “Chú Sỉ gọi em sang nhậu phở bò”.

Nhóm V: Nhà, Phương, Ăn, Sống, Bí (N, P, As, Sb, Bi). Hoặc “Ni cô phàm tục ắt sầu bi”.

Nhóm VI: Ông, Say, Sỉn, Té, Pò (O, S, Se, Te, Po). Hoặc “Ông say sỉn té bò”.

Nhóm VII: Phải, Chi, Bé, Yêu, Anh (F, Cl, Br, I, At). Hoặc “Phải chi bé lêu anh”.

Nhóm VIII: Hằng, Nga, Ăn, Khúc, Xương, Rồng (He, Ne, Ar, Kr, Xe, Rn). Hoặc “Hằng Nga ăn khúc xương rồng”.

mot so meo hay de nho ve hoa hoc

Mẹo nhớ tiếp đầu ngữ trong Hóa hữu cơ

Các tiếp đầu ngữ trong Hóa hữu cơ được viết như sau: Metan, Etan, Proban, Butan, Pentan, Hexan, Heptan, Octan, Nonan, Decan hay Met – Et – Prop – But – Pen – Hex – Hept – Oct – Non – Dec.

Để có thể ghi nhớ các tiếp đầu ngữ này, bạn có thể vận dụng những câu bên dưới:

  • Mẹ em phải bón phân hoá học ở ngoài đồng
  • Mẹ em nên phải bao phen hồi hộp. Ôi người đẹp!
  • Mẹ em phải bưng phở hì hụp ở ngoài đường
  • Mắt em phai buồn phút hoàng hôn ở nơi đó.

Hóa học dù có phức tạp như thế nào chỉ cần có những ‘thần chú’ như trên và phương pháp hiệu quả là chúng sẽ trở nên vô cùng dễ nhớ và dễ thuộc.

Vừa rồi GiaiNgo đã chia sẻ cho bạn những kiến thức để trả lời câu hỏi khi nào cần may áo giáp sắt. Hãy theo dõi GiaiNgo mỗi ngày để đọc thêm nhiều bài viết bổ ích nhé.