Tháng Giêng là tháng mấy? Làm gì trong tháng Giêng để may mắn cả năm?

Một số người xung quanh bạn thường nhắc đến tháng Giêng. Tuy nhiên, theo Dương lịch thì chỉ có 13 tháng. Vậy tháng Giêng là tháng mấy? Trong bài viết này, GiaiNgo sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời tháng Giêng là tháng mấy và tổng hợp mọi thông tin thú vị về tháng Giêng mà bạn cần biết nhé!

Tháng Giêng là tháng mấy?

Tháng Giêng là một trong những tên gọi có trong lịch Âm của người Việt Nam cũng như phương Đông. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tháng Giêng là tháng mấy?

Tháng Giêng là tháng mấy Âm lịch?

Tháng Giêng là tháng 1 Âm lịch, là tháng đầu tiên bắt đầu một năm mới theo lịch Âm.

Tháng Giêng chỉ có trong lịch Âm chứ không có trong lịch Dương. Tháng Giêng còn có tên gọi khác là tháng Chính Nguyệt (cách gọi của người Trung Quốc).

Tháng Giêng là tháng mấy

Tháng Giêng là tháng mấy Dương lịch?

Thông thường, tháng Giêng thường chậm hơn 1 đến 2 tháng so với tháng Dương lịch. Thi thoảng mới có trường hợp tháng theo lịch Âm trùng với tháng lịch Dương.

Vì vậy, tháng Giêng thường là cuối tháng 1 hoặc tháng 2 Âm lịch hằng năm.

Rằm tháng Giêng là tháng mấy?

Rằm tháng Giêng là tháng 1 Âm lịch. Cụ thể Rằm tháng Giêng là ngày 15 tháng 1 Âm lịch hằng năm.

Bên cạnh đó, Rằm tháng Giêng còn có tên gọi khác là tết Nguyên Tiêu.

Tháng Giêng có bao nhiêu ngày?

Theo lịch Âm, tháng 1 hay tháng Giêng có khoảng từ 29 đến 30 ngày. Sự chênh lệch này phụ thuộc vào lịch của từng năm khác nhau.

Tháng Giêng bắt đầu và kết thúc khi nào?

Tháng Giêng bắt đầu từ ngày mùng 1 Âm lịch và kết thúc vào ngày 29 hoặc ngày 30 tháng 1 Âm lịch.

Cụ thể ngày đầu tiên của tháng Giêng cũng chính là mùng 1 Ngày Tết Nguyên Đán.

Tại sao gọi là tháng Giêng? Nguồn gốc tháng Giêng

Tháng Giêng bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo như cách gọi của họ, họ gọi tháng Giêng là Chính Nguyệt.

Được biết:

  • Từ Chính trong Chính Nguyệt khi chuyển sang tiếng Nôm thì có vần iêng.
  • Từ Nguyệt trong Chính Nguyệt có nghĩa là tháng, là trăng.

Do đó nguồn gốc tháng Giêng bắt nguồn từ đó. Được biết, với tên gọi tháng Giêng, ông bà ta luôn mong muốn hướng đến mọi điều tốt lành và bình an. Vì đây là tháng đầu tiên của một năm nên sẽ kiêng kỵ làm những điều không may, điều xấu.

Nguồn gốc tháng Giêng

Tháng Giêng có gì đặc biệt?

Tháng Giêng đánh dấu một sự khởi đầu mới. Vì vậy, tháng Giêng có khá nhiều điều đặc biệt.

Ngày Ngày Tết Nguyên Đán

  • Tên chính thức: Ngày Tết Nguyên Đán
  • Tên gọi khác: Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền
  • Ý nghĩa: Đánh dấu ngày đầu tiên của một năm theo lịch Âm.
  • Ngày bắt đầu: Mùng 1 tháng Giêng Âm lịch.
  • Hoạt động: Thăm hỏi bạn bè, người thân; Thờ cúng tổ tiên; Lì xì; Mở hàng đầu năm mới.

Ngày đầu tiên trong tháng Giêng cũng chính là ngày bắt đầu Ngày Tết Nguyên Đán. Đây là phong tục phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á. Cụ thể là Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Indonesia và Việt Nam.

Vào ngày Ngày Tết Nguyên Đán, người Việt Nam sẽ có nhiều hoạt động đặc biệt trong thời điểm này. Đặc trưng Tết Nguyên Đán ở miền Bắc là hoa đào, đặc trưng Tết Nguyên Đán ở miền Nam là hoa mai.

Cùng với đó, người dân cũng thường chú trọng việc chuẩn bị món ăn ngày Tết, trang hoàng nhà cửa,…

Tháng Giêng có gì đặc biệt

Ngày Rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu. Ngày Rằm tháng Giêng là một trong những ngày Rằm lớn nhất trong năm. Đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong Phật giáo.

Rằm tháng Giêng thường bắt đầu từ đêm ngày 14 đến ngày 15 tháng Giêng Âm lịch.

Vào ngày Rằm tháng Giêng hằng năm, các gia đình sẽ cùng nhau quanh quần, bày mâm cỗ để thể hiện lòng thành kính với ông bà tổ tiên. Cùng với đó những ai theo Phật giáo thì sẽ cùng nhau đi chùa cầu bình an cho bản thân và gia đình.

Ngày Rằm tháng Giêng

Một số lễ hội lớn trong tháng Giêng

Từ bao đời nay, tháng Giêng là tháng quy tụ nhiều lễ hội lớn nhất trong năm. Cùng GiaiNgo điểm qua một số lễ hội lớn trong tháng Giêng ở nước ta nhé!

Lễ hội ở miền Bắc trong tháng Giêng
  • Mùng 4 Tết Âm lịch: Hội chùa Keo
  • Mùng 5 Tết Âm lịch: Hội gò Đống Đa
  • Mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm lịch: Lễ hội Chùa Hương
  • Mùng 6 đến 16 tháng Giêng: Lễ hội Cổ Loa
  • Mùng 8 tháng Giêng: Hội chợ Viềng
  • Mùng 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm lịch: Lễ hội Yên Tử
  • Ngày 13 tháng Giêng: Hội Lim
Lễ hội ở miền Trung, miền Nam trong tháng Giêng
  • Mùng 10 đến Rằm tháng Giêng: Lễ hội đền Bà Đen (Tây Ninh)
  • Ngày 13 đến Rằm tháng Giêng Âm lịch: Lễ hội miếu Bà Thiên Hậu (Bình Dương)
  • Ngày 17 tháng Giêng: Lễ hội Vía Bà (Bình Định)

Những điều nên và không nên làm trong tháng Giêng

Tháng Giêng là tháng đầu tiên của một năm mới. Do đó, theo quan niệm xưa của ông bà ta, sẽ có những điều nên và không nên làm trong tháng Giêng để cầu mong một năm mới may mắn và nhiều suôn sẻ.

Những điều nên làm trong tháng Giêng

Trong tháng Giêng bạn có thể làm những điều sau để gặp được nhiều vận may trong đầu năm mới nhé!

  • Đi chùa cầu an
  • Dọn dẹp bàn thờ gia tiên
  • Sắm đồ cúng lễ, cúng Rằm
  • Tảo mộ
  • Thắp hương gia tiên
  • Lì xì đầu năm

Những điều nên và không nên làm trong tháng Giêng

Tháng Giêng kiêng gì để may mắn?

Để tháng Giêng không gặp xui xẻo, nhiều người có quan niệm cần phải kiêng kỵ trong tháng Giêng.

Dưới đây là những điều cần kiêng trong tháng Giêng bạn có thể tham khảo:

  • Không nhặt tiền ở ngoài được
  • Không để trẻ con khóc
  • Không soi gương, chải tóc vào đêm Rằm tháng Giêng
  • Không phát tang ngày mùng 1 Tết hay mùng 1 tháng Giêng
  • Không đòi nợ, không cho vay
  • Không quan hệ chuyện vợ chồng vào ngày Rằm tháng Giêng
  • Không làm đổ bể, thất thoát tài sản vào ngày Rằm tháng Giêng
  • Không nên sát sinh vào ngày Rằm
  • Không nên ăn thịt chó, mèo
  • Không nên cắt tóc vào ngày Rằm tháng Giêng

Tại sao gọi tháng Giêng là tháng ăn chơi?

Theo quan niệm của người xưa, năm mới là thời điểm cần phải được nghỉ ngơi sau một năm dài làm việc. Tháng Giêng là tháng có Tết. Sau khoảng thời gian Tết, dư âm của những ngày nghỉ ngơi, ăn chơi vẫn còn nên nhiều người chưa muốn quay trở lại với công việc.

Tại sao gọi tháng Giêng là tháng ăn chơi

Vì thế mà xuất hiện câu “tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Tuy nhiên, nó chỉ đúng với những người lười biếng. Câu nói này dùng để phê phán những người biếng nhác, không muốn lao động,…

Câu hỏi thường gặp

Tháng Giêng ngày nào tốt?

Tùy vào mỗi năm mà tháng Giêng của năm đó sẽ có các ngày tốt khác nhau. Bạn có thể xem ngay trên lịch vạn niên ở gia đình mình để biết tháng Giêng ngày nào tốt nhất nhé!

Tháng Giêng có nên cắt tóc?

Nhiều người cho rằng tháng Giêng kiêng cắt tóc. Tuy nhiên một số người chỉ kiêng cắt tóc vào ngày mùng 1 tháng Giêng.

Câu hỏi tháng Giêng là tháng mấy luôn được nhiều người quan tâm. Giờ thì nó không còn làm khó bạn nữa phải không nào? GiaiNgo tin rằng bạn sẽ cảm thấy thoải mái và hữu ích với những thông tin mà đội ngũ biên tập viên vừa tổng hợp ở trên.