Nhắc đến những trang lịch sử vẻ vang, chúng ta nhất định phải nhắc đến nhà Trần. Vậy nhà Trần thành lập năm nào? Nhà Trần đem lại những đóng góp gì cho đất nước? Các bạn hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu ngay nhé!
Đầu tiên, chúng ta cùng nhau đi giải đáp câu hỏi nhà Trần thành lập năm nào nhé!
Nhà Trần được thành lập vào đầu năm 1226. Cụ thể là khi ấy, Trần Thủ Độ tổ chức một cuộc đảo chính cung đình và đưa ra tuyên bố Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh rồi nhường ngôi cho chồng.
Trước đó vào năm 1225, vua Lý Huệ Tông nhường ngôi cho công chúa 7 tuổi Lý Chiêu Hoàng. Lúc bấy giờ, Trần Thủ Độ là chú của Trần Cảnh, khi ấy đang là vị vua đầu tiên của nhà Trần.
Kết cục là Trần Thủ Độ đã bố trí cho Trần Cảnh (8 tuổi) vào cung chơi cùng Lý Chiêu Hoàng. Sau đó Trần Thủ Độ đã sắp xếp cho hai người kết hôn với nhau.
Từ đó, nhà Lý sụp đổ hoàn toàn và nhà Trần được thành lập. Đây chính là mốc son chói lọi đánh dấu bước ngoặt thời Trần, mở ra triều đại nhà Trần lớn mạnh trong lịch sử dân tộc.
Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nhà Lý đang ngày càng suy yếu. Vào cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu dần và giặc phương Bắc lăm le xâm lược nước ta. Triều đình nhà Lý không còn khả năng chăm lo cho đời sống nhân dân như trước.
Cụ thể là các quan lại ăn chơi xa đọa, bỏ mặc nhân dân. Người dân rơi vào tình cảnh hạn hán, lụt lội, đói kém triền miên. Trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, nhân dân ở nhiều vùng đã đứng lên khởi nghĩa chống lại triều đình.
Tuy nhiên, để giữ được ngai vàng của mình, nhà Lý đã dựa vào thế lực của nhà Trần. Thời điểm lúc bấy giờ, nhà Trần là một dòng họ mạnh mẽ.
Chính vì vậy, vào tháng 12 năm 1226, nhà Lý đã lợi dụng đây là điều kiện thuận lợi để vị vua cuối cùng của họ Lý là Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh.
Xem thêm: Nhà Nguyễn thành lập năm nào? Lịch sử thành lập triều Nguyễn Nhà Lý được thành lập như thế nào? Lịch sử Việt Nam phong phú ra sao?
Xem thêm:
Đời sống tôn giáo, văn hóa thời Trần có những đóng góp rất đặc sắc. Về đời sống tôn giáo, xã hội Đại Việt thời Trần vẫn tiếp nối truyền thống thời Lý. Chính vì vậy, Phật giáo vẫn được thịnh hành cùng với sự phát triển của Nho giáo và sự tồn tại của Đạo giáo.
Thời điểm này, giữa các tôn giáo, tín ngưỡng không có sự bài xích, định kiến mà thay vào đó là sự chung sống, giao lưu và dung hòa mạnh mẽ.
Về văn hóa thời Trần, vẫn chưa có sự phân hóa quá sâu sắc giữa văn hóa dân gian và văn hóa cung đình. Đặc biệt, các loại hình nghệ thuật dân gian như múa rối nước, các trò chơi như đấu vật, đua thuyền,… cũng được trình diễn trong các buổi sinh hoạt và nghi lễ cung đình.
Không chỉ vậy, một thành tựu đã góp phần tăng thêm sức mạnh của đất nước là sự chăm lo, phát triển giáo dục thi cử, coi trọng học vấn, coi trọng việc tuyển dụng và sử dụng nhân tài. Nhà Trần thực hiện rất tốt điều đó.
Về mặt quân sự, nhà Trần cho xây dựng lực lượng vũ trang theo chính sách “ngụ binh ư nông”. Ngoài ra về sản xuất sương quân, còn kết hợp nghĩa vụ binh dịch của đinh tráng với chế độ thay phiên nhau.
Tiếp đó, để có thể nhanh chóng bổ sung quân số cho quân đội, việc đăng ký đinh tráng được mở rộng đến Nghệ An, Thanh Hóa và một số vùng ở đồng bằng Bắc Bộ. Đinh tráng được chia ra làm ba thứ hạng: thượng, trung, hạ và tùy thuộc vào tính chất quan trọng của đơn vị.
Không những thế, quân đội nhà Trần đã được triều đình chú trọng nâng cao chất lượng theo hướng “binh quý hồ tinh, bất quý hồ đa”. Điều này có ý nghĩa là quân ít nhưng tinh nhuệ.
Nhà Trần có 12 đời vua và trị vì đất nước ta được 175 năm (1225 – 1400). Dưới đây là tất cả các vị vua thời Trần:
Trần Cảnh là vị vua đầu tiên của nhà Trần. Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, ông lấy vợ và lập hoàng hậu khi chỉ mới 6 tuổi.
Sau khi lên ngôi vua, ông lấy tên là Trần Thái Tông và là vị hoàng đế đầu tiên của Hoàng triều Trần nước Đại Việt.
Trần Thái Tông giữ ngôi từ ngày 10 tháng 1 năm 1226 tới ngày 30 tháng 3 năm 1258. Sau đó ông làm Thái thượng hoàng cho đến khi qua đời năm 1277.
Người vợ đầu của ông là hoàng đế nhà Lý tên Lý Chiêu Hoàng. Lúc nhỏ, bà có tên Lý Phật Kim, sau đổi thành Lý Thiên Hinh. Lý Chiêu hoàng là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Trần Thủ Độ được coi là người đóng góp vai trò quan trọng trong sự thành lập nhà Trần. Ông là nhân vật trụ cột, là người thực hiện thành công ý tưởng đoạt ngôi vua triều Lý về tay nhà Trần.
Đây là điều mà Trần Tự Khánh trước đây thường ấp ủ nhưng không thực hiện được vì ông mất sớm.
Bên cạnh đó, Trần Thủ Độ là người sáng lập và trực tiếp lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước những năm đầu thời kỳ nhà Trần.
Nhà Trần ban hành bộ luật Hình luật. Cụ thể vào năm 1341, vua Trần Dụ Tông sai Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu biên soạn và ban hành bộ luật này.
Nội dung của bộ luật này gồm:
Bộ luật này cũng giống như bộ luật thời Lý nhưng được bổ sung thêm và đã có những tiến bộ nhất định.
Một chế độ đặc biệt chỉ có trong triều đình nhà Trần là chế độ Thái thượng hoàng. Các vua thường nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái thượng hoàng. Họ sẽ cùng với vua (con) quản lý đất nước.
Như vậy, qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn cũng đã biết nhà Trần thành lập năm nào rồi phải không? Vậy thì các bạn hãy nhanh tay theo dõi GiaiNgo ngay để cập nhật thêm nhiều thông tin hơn nữa nhé!