Ở nước ta, giai cấp công nhân ra đời trước sự ra đời của giai cấp tư sản. Vậy cụ thể giai cấp công nhân Việt Nam ra đời khi nào? Mời các bạn tham khảo nội dung bài viết sau đây của GiaiNgo.
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời khi thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa. Tính đến năm 1929, tổng số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp tư bản Pháp là hơn 22 vạn người.
Trong đó 5,3 vạn thợ mỏ; 8,6 vạn công nhân các ngành công, thương nghiệp; 8,1 vạn công nhân các đồn điền.
Trước sự áp bức, bóc lột nặng nề của thực dân Pháp, công nhân Việt Nam đã dũng cảm đứng lên đấu tranh chống lại. Tuy nhiên, phần lớn các cuộc đấu tranh thời kỳ này vẫn còn tản mạn và mang tính tự phát, thiếu tổ chức và lãnh đạo.
GiaiNgo vừa cùng bạn trả lời cho câu hỏi giai cấp công nhân Việt Nam ra đời khi nào, cùng theo dõi các nội dung hay về giai cấp công nhân Việt Nam nhé!
Vừa mới ra đời giai cấp công nhân Việt Nam đã được tiếp thu được truyền thống yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của dân tộc.
Truyền thống này là sức mạnh nội sinh, tiềm tàng trong lòng dân tộc. Vì vậy, giai cấp công nhân Việt Nam đã phát huy đến mức cao nhất sứ mệnh trên.
Điều này thể hiện ở tinh thần, ý chí vượt qua mọi gian khổ, hy sinh trong suốt quá trình kháng chiến lâu dài của giai cấp công nhân Việt Nam.
Xem thêm: Giai cấp công nhân ra đời trước tiên ở đâu? Lịch sử 8 Bài 14 Khi nào phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác?
Xem thêm:
Sau khi tìm hiểu giai cấp công nhân Việt Nam ra đời khi nào, chúng ta cùng đến với phần tiêu chí xác định giai cấp công nhân.
Giai cấp công nhân được xác định dựa trên 2 tiêu chí như sau:
Thứ nhất, dưới chế độ tư bản chủ nghĩa thì giai cấp công nhân là những người vô sản hiện đại. Đây là những người không có tư liệu sản xuất, nên buộc phải làm thuê, bán sức lao động cho nhà tư bản.
Họ bị toàn thể giai cấp tư sản bóc lột, cướp bóc tài sản mà mình làm ra. Vì vậy người công nhân dưới chủ nghĩa tư bản được gọi là giai cấp vô sản.
Thứ hai, sau cách mạng vô sản thành công, giai cấp công nhân có quyền lực và vươn lên nắm giữ quyền hành. Địa vị lúc này không còn bị áp bức, bị bóc lột nữa, mà trở thành giai cấp thống trị.
Họ đứng lên lãnh đạo cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, gọi là xã hội xã hội chủ nghĩa.
Để hiểu chi tiết hơn về nội dung giai cấp công nhân Việt Nam ra đời khi nào, hãy cùng GiaiNgo phân tích đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam nhé.
Sự giống nhau giữa giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp công nhân quốc tế gồm 4 nội dung:
Sự khác nhau giữa giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp công nhân quốc tế được thể hiện qua bảng sau
Trình độ tay nghề còn hạn chế so với công nhân thế giới.
Ra đời muộn so với giai cấp công nhân quốc tế nhưng đã sớm hình thành nên chính đảng.
Ra đời sớm nhưng chưa giác ngộ được sứ mệnh lịch sử, quá trình hình thành nên chính đảng chậm hơn Việt nam
Xu thế đô thị hóa và đông đảo cư dân đô thị đã bổ sung một lượng lớn vào nguồn nhân lực của giai cấp công nhân. Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa có một bộ phận lớn và ngày càng tăng, được tuyển mộ từ nhóm cư dân đô thị.
Cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội hiện nay, sát cánh cùng giai cấp công nhân là các tầng lớp cư dân đô thị và các nhóm lao động dịch vụ. Trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân không thể không quan tâm tới lực lượng xã hội to lớn này trong các đô thị.
Trình độ mới của sản xuất và dịch vụ cùng với cách tổ chức xã hội hiện đại cũng làm cho cơ cấu của giai cấp công nhân hiện đại đa dạng tới mức nội hàm của nó liên tục phải điều chỉnh theo hướng mở rộng.
Cần có nhận thức mới về giai cấp công nhân, một giai cấp luôn phát triển cùng với sự phát triển của công nghiệp và cách mạng khoa học và công nghệ.
Với những chia sẻ vừa rồi của GiaiNgo, chắc hẳn đã giúp bạn đã trả lời được câu hỏi giai cấp công nhân Việt Nam ra đời khi nào. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy comment bên dưới để GiaiNgo biết nhé.