Nguyệt thực xảy ra khi nào? Hiện tượng thiên văn này có gì thú vị?

Nguyệt thực là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú được giới trẻ quan tâm, đặc biệt là những người yêu thích thiên văn học. Vậy nguyệt thực xảy ra khi nào? Hãy cùng GiaiNgo khám phá ngay nhé!

Nguyệt thực xảy ra khi nào?

Trước khi trả lời cho câu hỏi nguyệt thực xảy ra khi nào, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm nguyệt thực là gì ngay sau đây nhé!

Nguyệt thực là gì?

Nguyệt thực hay còn gọi Mặt Trăng máu là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời.

Đây là hiện tượng Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng. Đồng thời, Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không nhận được ánh sáng của Mặt Trời.

Khai niem nguyet thuc

Nguyệt thực có thể được nhìn từ bất cứ nơi nào ở nửa tối của Trái Đất. Ta có thể quan sát hiện tượng nguyệt thực một cách an toàn bằng mắt thường. Vì hình ảnh nguyệt thực mờ hơn so với hình ảnh Mặt Trăng đầy đủ.

Kiểu và chiều dài của nguyệt thực phụ thuộc vào vị trí của Mặt trăng so với các điểm nút quỹ đạo của nó. Vậy hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi nào, mời bạn theo dõi phần tiếp theo của bài viết nhé!

Nguyệt thực xảy ra khi nào?

Có thể bạn chưa biết Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng mà nó chỉ là phản lại ánh sáng của Mặt Trời khi chiếu vào.

Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất. Lúc này, một phần hoặc toàn bộ Mặt Trăng sẽ bị che khuất khỏi Mặt Trời bởi Trái Đất và Mặt Trăng không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời.

Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi nào còn phụ thuộc vào cả vị trí của Mặt Trăng so với những nút quỹ đạo của nó. Do chênh lệch về kích thước nên nguyệt thực chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trăng đi qua một số vùng của bóng Trái Đất vào những ngày trăng tròn.

Thoi diem xay ra nguyet thuc

Theo thống kê, khoảng 5000 năm từ năm 2000 trước Công nguyên cho đến năm 3000 sau Công nguyên, có tổng cộng 7718 nguyệt thực. Thời gian cho mỗi lần nguyệt thực kéo dài trong vài giờ.

Như vậy, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi nguyệt thực xảy ra khi nào rồi phải không? Nếu bạn thắc mắc nguyệt thực có những loại nào thì đừng bỏ lỡ phần tiếp theo nhé!

Phân loại nguyệt thực

Nguyệt thực được phân thành 3 loại đó là nguyệt thực một phần, nguyệt thực toàn phần và nguyệt thực nửa tối. Cùng GiaiNgo tìm hiểu chi tiết từng loại nguyệt thực nhé!

Nguyệt thực một phần

Nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường gần thẳng. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng bị khuyết đi một phần.

Mặt Trăng dần dần đi vào phần bóng tối của Trái Đất và chuyển sang màu đỏ đồng. Nguyệt thực một phần có thể xuất hiện trước và sau khi nguyệt thực toàn phần, khi các thiên thể đang tiến gần hoặc sau khi vừa hình thành trạng thái thẳng hàng.

Thời gian xảy ra nguyệt thực một phần kéo dài trong khoảng 6 giờ đồng hồ.

Nguyệt thực toàn phần

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên một đường thẳng. Khi đó, Mặt Trăng nằm trong toàn bộ phần bóng của Trái Đất, ánh sáng từ Mặt Trời sẽ không thể chiếu tới Mặt Trăng.

Vào thời điểm đó, ta chỉ có thể nhìn thấy được khúc xạ qua bóng của Trái Đất. Do sự tán xạ Rayleigh của các tia sáng màu có bước sóng ngắn hơn nên ánh sáng này có màu đỏ hồng hoặc cam sẫm.

Vì vậy, người ta gọi nguyệt thực toàn phần là hiện tượng Mặt Trăng máu.

Nguyệt thực nửa tối

Nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Mặt Trăng đi qua vùng nửa tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ mờ và Mặt Trăng sẽ mờ và tối đi.

Đây là hiện tượng nguyệt thực rất khó để có thể nhìn thấy bằng bằng mắt thường do ánh chói của Mặt Trời giảm thiểu. Cần có hỗ trợ của thiết bị thiên văn để quan sát hiện tượng này.

Cac loai nguyet thuc trong tu nhien

Xem thêm: Nhật thực xảy ra khi nào? Chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn kỳ thú

Có bao nhiêu nhật thực, nguyệt thực diễn ra mỗi năm?

Mỗi năm có tối thiểu 4 lần nguyệt thực và nhật thực diễn ra. Trong đó có hai lần nhật thực và hai lần nguyệt thực. Tuy nhiên có những năm số lần nguyệt thực và nhật thực có thể lên đến 5 lần (2013, 2018 và 2019) hoặc 6 lần (2012, 2020).

Thậm chí, có những năm lại lên đến tận 7 lần nhưng rất hiếm. Lần gần đây nhất là năm 1982 và trong tương lai sẽ là năm 2038.

Có tối thiểu 2 và tối đa 5 lần nhật thực trong 1 năm. Rất hiếm khi xảy ra 5 lần nhật thực trong cùng 1 năm.

Theo số liệu của NASA, chỉ có khoảng 25 lần trong số 5000 năm qua trên thế giới có 5 lần nhật thực trong cùng 1 năm. Lần cuối cùng xảy ra vào năm 1935 và lần tiếp theo sẽ là vào năm 2206, khi có 2 nhật thực toàn phần sẽ xảy ra vào tháng 12.

Nhật thực và nguyệt thực là những hiện tượng tự nhiên của vũ trụ. Những hiện tượng này rất kỳ bí và đang dần được các nhà khoa học khai phá.

So lan xuat hien nhat thuc, nguyet thuc trong 1 nam

So sánh nguyệt thực và nhật thực

Với những thông tin GiaiNgo cung cấp, hẳn bạn đã biết được nguyệt thực xảy ra khi nào. Vậy nguyệt thực và nhật thực có điểm gì giống và khác nhau? Cùng GiaiNgo tìm hiểu ngay nào!

Nhật thực là gì?

Nhật thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng hoặc gần thẳng. Đồng thời, Mặt Trăng đi qua giữa Mặt Trời và Trái Đất.

Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì nhật thực là hiện tượng khi quan sát từ Trái Đất ta sẽ thấy Mặt Trời bị che khuất một phần hay hoàn toàn bởi Mặt Trăng.

Nhật thực được chia thành 4 loại đó là nhật thực toàn phần, nhật thực một phần, nhật thực hình khuyên và nhật thực lai.

Khai niem nhat thuc

Sự giống nhau giữa nguyệt thực và nhật thực

Nhật thực và nguyệt thực đều là hiện tượng thiên văn vô cùng thú vị của vũ trụ. Hai hiện tượng này có một số điểm chung như sau:

  • Đều là sự thẳng hàng giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.
  • Đều có 2 dạng là một phần và toàn phần.
  • Khi diễn ra 2 hiện tượng này thì Mặt Trời hoặc Mặt Trăng đều sẽ bị che khuất dần và bầu trời sẽ tối lại.

Sự khác nhau giữa nguyệt thực và nhật thực

Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa nguyệt thực và nhật thực:

 Cơ sở so sánh Nguyệt thực Nhật thực
Vị trí tương đối Trái Đất ở giữa khoảng cách từ Mặt Trời cho đến Mặt Trăng. Mặt Trăng ở giữa từ khoảng cách từ Mặt Trời cho đến Trái Đất.
Thời điểm diễn ra Vào ban đêm, có thể quan sát được bằng mắt thường. Vào ban ngày, cần đeo kính để quan sát.
Giai đoạn Trăng tròn Trăng non
Tần suất Chỉ xảy ra từ 1 – 2 lần trong 1 năm. Xảy ra ít nhất 2 lần và nhiều nhất 5 lần trong 1 năm.
Địa điểm quan sát Có thể nhìn được từ bất cứ nơi nào ở nửa tối của Trái Đất. Ở một vài nơi nằm trong bóng tối hoặc bóng nửa tối của Trái Đất.

Bài tập về nguyệt thực lớp 7

Cùng GiaiNgo đi tìm lời giải cho các câu hỏi về nguyệt thực trong chuyên đề Vật lý lớp 7 ngay nào!

Câu 1: Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực, vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng như thế nào?

Lời giải:

Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực thì Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng nằm trên cùng một đường thẳng.

  • Hiện tượng nhật thực: Mặt Trăng nằm trong khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời.
  • Hiện tượng nguyệt thực: Trái Đất nằm trong khoảng giữa Mặt Trăng và Mặt Trời.

Câu 2: Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm?

Lời giải:

Nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm vì vào thời điểm này, Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất mới có khả năng nằm trên cùng một đường thẳng. Khi đó, trái đất mới có thể chắn ánh sáng Mặt Trời không cho chiếu xuống Mặt Trăng.

Câu 3: An và Bình nhìn lên bầu trời thấy trăng hình lưỡi liềm. Bình nói đó là hiện tượng nguyệt thực, nhưng An quả quyết là không phải. Nếu An đúng thì theo em An đã căn cứ vào đâu?

Lời giải:

Nếu An đúng thì An căn cứ vào thời gian. Thời điểm An và Bình quan sát được trăng hình lưỡi liềm là vào đầu tháng, khi đó gọi là trăng non. Còn nguyệt thực thường xảy ra vào ngày rằm.

Câu 4: Khi có hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra ta thấy gì?

Lời giải:

Khi có hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra ta thấy Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời.

Bai tap ve nguyet thuc lop 7

Với những thông tin mà GiaiNgo chia sẻ, các bạn có thể biết được nguyệt thực xảy ra khi nào. Đây là một trong những hiện tượng thiên văn thú vị diễn ra trong vũ trụ mà con người có thể quan sát từ Trái Đất. Thật thú vị biết bao! Hãy đón đọc những bài viết tiếp theo của GiaiNgo mỗi ngày nhé!