Vu lan báo hiếu là gì? Vu lan báo hiếu ngày mấy?

Vào mỗi tháng 7 Âm lịch hàng năm, chúng ta lại cùng nhau đón chào ngày lễ Vu lan báo hiếu với nhiều nghi thức trang nghiêm. Vậy, Vu lan báo hiếu là gì? Tại sao lại có ngày lễ này? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết bên dưới của GiaiNgo nhé.

Vu lan báo hiếu là gì?

Lễ Vu lan báo hiếu là gì?

Vu lan báo hiếu là một trong những ngày lễ lớn theo quan niệm Phật giáo. Đây là nét đẹp văn hóa được lưu truyền ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Dịp lễ này thường diễn ra cùng lúc với tết Trung nguyên của người Hán (Trung Quốc ngày nay). Ngoài ra, sự kiện lễ Vu lan báo hiếu còn xuất hiện song song cùng với Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân (lễ cô hồn) theo phong tục Á Đông.

Lễ Vu lan báo hiếu là dịp con cái bày tỏ lòng biết ơn và sự thành kính đối với các bậc cha mẹ. Đây là một trong những ngày lễ lớn, trở thành nét đẹp văn hóa được lưu giữ qua nhiều thế hệ.

Đây là dịp để mỗi cá nhân tự ngẫm lại công ơn sinh thành của bậc cha mẹ. Đồng thời học cách trân trọng, gìn giữ những gì mà bản thân mình đang có.

Vu lan báo hiếu là gì

Vu lan báo hiếu tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, lễ Vu lan báo hiếu được viết với cụm từ vô cùng thân mật và gần gũi đó là Parents’ Day. Tạm dịch sang tiếng Việt có nghĩa là ngày của ba mẹ.

Vu lan báo hiếu là gì

Lễ Vu lan là ngày nào?

Tính theo Âm lịch, lễ Vu lan báo hiếu sẽ rơi vào rằm tháng 7 (tức 15, 16 Âm lịch) hàng năm. Đây là sự kiện được tổ chức với quy mô lớn và có nhiều nghi thức tôn nghiêm.

Vu lan báo hiếu là gì

Nguồn gốc lễ Vu lan báo hiếu

Lễ Vu lan báo hiếu xuất phát từ câu chuyện của Đại Đức Mục Kiền Liên (một trong những đệ tử thân cận của Phật Thích Ni Cao).

Theo đó, Mục Kiền Liên ngày xưa đã tu luyện, tinh thông được rất nhiều võ thuật. Sau khi mẹ ông là bà Thanh Đề qua đời, ông rất đau khổ và thương nhờ mẹ. Với mong muốn biết mẹ bây giờ đang như thế nào, ông đã dùng mắt phép nhìn khắp đất trời.

Thấy mẹ vì lúc còn sống làm nhiều điều ác nên phải trở thành quỷ, bị bỏ đói khổ sở, ông đã đem cơm xuống địa ngục xa xôi để dâng cho mẹ.

Vì bị bỏ đói lâu ngày, khi đón lấy chén cơm, mẹ ông đã dùng tay cho đi phần thức ăn để tránh bị những cô hồn khác đến tranh cướp. Vì vậy, dưới sự lấn át của tà ma quỷ dữ, thức ăn khi đưa đến miệng đều hóa thành lửa đỏ.

Đứng trước sự khổ cực của mẹ, ông quay về tìm đức Phật và xin cách cứu mẹ. Phật chỉ rằng khi hợp lực của chư tăng khắp tứ phương sẽ thì mẹ ông sẽ được giải cứu. Thời điểm thích hợp nhất đó chính là vào rằm tháng 7 Âm lịch.

Kể từ đó, dân gian ta tin rằng rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm chính là dịp thích hợp để mỗi người con cầu mong sự bình an, khỏe mạnh cho mẹ cha. Lễ Vu lan ra đời từ trong câu chuyện này.

Nguồn gốc lễ vu lan báo hiếu

Ý nghĩa lễ Vu lan báo hiếu là gì?

Lễ Vu lan báo hiếu đã trở thành nét đẹp tinh thần được mỗi gia đình lưu giữ trong nhiều năm qua. Lễ Vu lan báo hiếu là dịp để những người con bày tỏ lòng biết ơn, sự thành kính đối với cha mẹ.

Đồng thời để nhận ra những lỗi lầm và kịp thời sám hối đối với bậc sinh thành.

Đồng thời, Vu lan báo hiếu của là một lễ nghi truyền thống, thể hiện được nét đẹp hiếu nghĩa trong lòng mỗi con người chúng ta. Đây còn là dịp để mỗi cá nhân bày tỏ suy ngẫm, cầu nguyện cha mẹ được bình an, khỏe mạnh.

ý nghĩa lễ vu lan báo hiếu

Vì sao phải cài hoa hồng trong lễ Vu lan?

Vào mỗi dịp lễ Vu lan, người ta thường thấy mỗi sắc áo đều cài lên ngực mình một nụ hồng. Đối với những ai còn cha mẹ sẽ may mắn được cài lên áo đóa hồng đỏ thắm. Người mất cha hoặc mẹ được phát hoa màu hồng và những ai mất cả cha lẫn mẹ sẽ có hoa hồng trắng.

Đạo Phật dạy rằng, mỗi đóa hồng xuất hiện như một lòng biết ơn, bày tỏ niềm tôn kính và tình yêu thương của bậc làm con dành cho cha mẹ.

Hoa hồng nơi ngực trái đều mang trong mình một câu chuyện, tạo nên những ngày sống chậm giữa thế giới vội vàng để ngẫm về ơn sinh thành của mẹ cha.

Vì sao phải cài hoa hồng trong lễ vu lan

Xem thêm:

Nghi thức cúng lễ Vu lan tháng 7

Mâm cúng lễ Vu lan như thế nào?

Lễ Vu lan báo hiếu thường sẽ rơi vào rằm tháng 7 Âm lịch, trùng với dịp cúng bái tổ tiên và lễ cô hồn. Để có thể cân đối và hài hòa trong dịp lễ này, mâm cúng lễ Vu lan nên chuẩn bị đầy đủ những vật sau:

  • Gạo, muối.
  • Cháo trắng.
  • Hoa quả.
  • Áo quần nhiều màu sắc.
  • Bỏng ngô hoặc bánh kẹo.
  • Tiền vàng, nước.
  • 3 nén hương và ngọn đèn.

Trình tự cúng lễ Vu lan

Lễ cúng Vu lan cần diễn ra tôn nghiêm theo các bước như sau:

  • Chọn giờ cúng phù hợp, thông thường mâm cúng lễ Vu lan sẽ diễn ra vào buổi sáng.
  • Bày trí mâm cỗ cúng Vu lan gọn gàng, trang nghiêm, không xếp chồng thức ăn lên nhau.
  • Tiến hành nghi thức cúng lễ Vu lan: thắp hương, khấn xin cha mẹ bình an (đọc văn khấn cúng lễ Vu lan), rót nước,…

Nghi thức cúng lễ vu lan tháng 7

Văn khấn cúng lễ Vu lan

Hiện nay, có rất nhiều những bài văn khấn cúng lễ Vu lan khác nhau. Tùy vào quan niệm tâm linh của mỗi gia đình, cá nhân để chọn được bài cúng phù hợp.

Một số loại văn khấn vào tháng 7 cô hồn bạn có thể biết:

Dưới đây là gợi ý văn khấn cúng lễ Vu lan, bài cúng cô hồn tháng 7 được nhiều người tin chọn nhất.

Bài 1:

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy …

Tín chủ chúng con là …

Ngụ tại …

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao này không biết lấy gì đền báo.

Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Bài 2:

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính lạy đức Bản gia Đông trù tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Kính lạy chư vị Tổ tiên

Kính lạy chư vị Hương linh nội, ngoại.

Hôm nay là ngày rằm tháng bảy năm … (Âm lịch)

Tín chủ con là … cùng toàn gia quyến.

Nhân tiết Trung nguyên động lòng nhớ tới công đức rộng lớn của Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, dạy dỗ chúng con nên người.

Quả là đức cù lao khôn báo, cổng trời biển khó đền.

Trước linh toạ cúi xin lượng trên thương xót. Linh thiêng giáng lâm chứng giám tấm lòng thành, thụ hưởng lễ vật cùng với kim ngân minh y. Phù hộ độ trì cho con con, cháu cháu được đắc tài, đắc lộc, mọi việc hanh thông, sở cầu như ý, gia đạo hưng long.

Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất trên đất này, nhân lễ Vu Lan cùng về hâm hưởng.

Kính mong chư vị chấp lễ chấp bái, chấp kêu, chấp cầu.

Đồng lai giám cách.

Kính cẩn dâng lời.

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Câu hỏi thường gặp

Báo hiếu cha mẹ là gì?

Báo hiếu cha mẹ là quá trình bày tỏ lòng biết ơn đối với bậc sinh thành. Tâm niệm này được thực hiện bằng cách phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ ân cần khi còn sống. Tưởng nhớ, khắc ghi công nuôi dưỡng khi cha mẹ lìa xa cõi đời.

Lễ vu lan 2022 là ngày nào?

Năm 2022, lễ vu lan diễn ra vào ngày rằm tháng 7 Âm lịch (nhằm ngày 12/08 Dương lịch). Hứa hẹn đây sẽ là dịp lễ với nhiều nghi thức trang nghiêm, thú vị và vui vẻ.

Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc sẽ bỏ túi cho mình được những thông tin bổ ích xoay quanh chủ đề Vu lan báo hiếu là gì. Chúc bạn cùng gia đình có dịp lễ Vu lan ý nghĩa và thật nhiều kỷ niệm đáng nhớ.