Hiện tượng thủy triều lên xuống trong ngày chắc hẳn không mấy xa lạ với mọi người. Vậy thủy triều lên xuống vào thời gian nào trong ngày? Hãy để GiaiNgo giúp bạn giải thích hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ này.
Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông,… lên xuống trong một chu kỳ thời gian phụ thuộc biến chuyển thiên văn. Thủy triều xuất hiện là nhờ vào lực hút của Mặt Trăng và từ các thiên thể khác như Mặt Trời tại một điểm nào đó trên bề mặt Trái Đất.
Như chúng ta đã biết, thủy có nghĩa là nước. Triều là cường độ thay đổi lên xuống của nước. Đây là cách giải thích theo nghĩa Hán – Việt. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm được định nghĩa khác theo các cách hiểu khác nhau.
Bán nhật triều là một chu kỳ triều có hai lần triều dâng lên và hai lần chiều rút xuống trong một ngày. Đây là một trong những hiện tượng phổ biến của thủy triều.
Những vùng nằm ở vĩ tuyến gần xích đạo thường chịu ảnh hưởng của bán nhật triều.
Thủy triều được phân thành hai loại cơ bản là nhật triều và bán nhật triều.
Nhật triều là một chu kỳ thủy triều với một lần nước lên và một lần nước xuống. Chu kỳ của nhật triều là 24 giờ 52 phút. Trong đó, 52 phút là thời gian chênh lệch của thuỷ triều của ngày hôm trước và ngày hôm sau.
Nhật triều chia ra là nhật triều đều và nhật triều không đều.
Bán nhật triều cũng chia ra làm hai loại là bán nhật triều đều và bán nhật triều không đều.
Người ta tính thủy triều dựa vào các đặc điểm sau:
Thủy triều tạo ra các dòng chảy có tính dao động gọi là dòng chảy triều. Thời điểm mà dòng triều dừng chuyển động được gọi là nước chùng hoặc nước đứng. Nước đứng thường xuất hiện gần lúc mực nước triều cao hoặc triều thấp.
Hàng ngày, có 2 lần thủy triều lên và 2 lần thủy triều xuống. Mỗi ngày thủy triều lại xuất hiện muộn hơn khoảng 1 giờ so với ngày hôm trước.
Thủy triều hôm sau xuất hiện muộn hơn vì khi Mặt trăng chuyển động xung quanh Trái đất phải mất thêm 1 giờ nữa mới trở lại đúng vị trí cũ. Muốn biết thời gian lên xuống của thủy triều, thuỷ triều lên xuống vào thời gian nào trong ngày thì phải xem đó là nhật triều hay bán nhật triều.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng thủy triều chính là do lực hấp dẫn của mặt trăng và do lực li tâm tạo nên. Bởi thủy quyển có hình cầu dẹp nhưng lại bị kéo cao lên ở hai miền tạo thành hình elip.
Bên cạnh đó một đỉnh của ellipsoid nằm ở trực diện với mặt trăng, đây được gọi là miền nước lớn thứ nhất do lực hấp dẫn tạo lên.
Đối với miền nước lớn thứ hai sẽ nằm đối diện với miền lớn thứ nhất qua tâm của Trái Đất, điều này do lực li tâm tạo ra.
Thêm vào đó, khi quay thì vận tốc quay của Trái Đất không đổi. Lúc này lực li tâm lớn nhất nằm ở vị trí bán kính quay lớn nhất đó là miền xích đạo của Trái Đất.
Đồng thời trọng lượng của Trái Đất lớn hơn rất nhiều so với Mặt Trăng. Do đó, trọng tâm của hệ Trái Đất – Mặt Trăng nằm trong lòng Trái Đất.
Thủy triều đạt cực đại khi mà cả Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm về một phía so với Trái Đất. Đồng thời, mức triều phía đối diện lúc đó sẽ xuống điểm cực tiểu.
Việc xác định thủy triều đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là ngành hàng hải.
Thủy triều là một hiện tượng tự nhiên được lặp đi lặp lại hàng ngày. Sau khi biết câu trả lời thuỷ triều lên xuống và thời gian nào trong ngày; chúng ta dễ dàng xác định thời gian lên xuống của thủy triều; nhờ vậy con người đã áp dụng các hiện tượng thủy triều vào thực tiễn.
Thủy triều lên xuống vào thời gian nào trong ngày? Đây là một câu hỏi khá thú vị về hiện tượng thủy triều. Vậy là GiaiNgo đã giúp bạn tìm hiểu thêm kiến thức về sông nước trong đời sống. Hãy theo dõi chúng tôi để thu thập thêm nhiều thông tin hữu ích.