Người lớn hay dặn trẻ em không được nói dối vì nói dối là xấu. Thế nhưng trên thế giới lại tồn tại một ngày “kỷ niệm” nói dối? Người ta gọi ngày này là ngày Cá tháng Tư. Vậy, ngày Cá tháng Tư là ngày nào? GiaiNgo sẽ cập nhập thông tin ngay tại bài viết dưới đây!
Ngày Cá tháng Tư là ngày 1 tháng 4 dương lịch hàng năm. Ngày này còn được gọi là ngày nói đùa, ngày nói dối.
Đây là ngày mà theo phong tục cũ tại một số quốc gia, bạn bè thường hay bày trò đùa giỡn nhau. Và họ coi đây là ngày để vui đùa và trêu chọc bạn bè của mình.
Ngày Cá tháng Tư bắt nguồn từ nước Pháp. Sau đó, nó trở thành truyền thống không thể thiếu cho người dân nước này. Dần dần ngày này trở nên phổ biến và lan sang các nước khác như Anh, Scotland,…
Câu chuyện kể về nguồn gốc của ngày đặc biệt này như sau:
Vào thế kỉ XVI ở Pháp, năm mới được tính từ ngày 1 tháng 4 vì ngày này được xem là ngày đầu tiên của mùa xuân. Nhưng vào năm 1582, Hoàng đế Charles IX ban lệnh chuyển ngày đầu năm mới về ngày 1 tháng 1.
Nhưng vì thông tin chỉ truyền đi chủ yếu bằng người đưa tin chạy bộ nên không phải người dân ở đâu cũng biết có sự thay đổi đó. Cùng với một số người vẫn không chấp nhận lịch mới này và tiếp tục đón năm mới vào ngày 1 tháng 4. Khi biết được chuyện này một số người cho đó là trò ngớ ngẩn, trêu đùa gọi ngày 1/4 năm đó là “ngày nói dối”. Từ đó cái tên “Cá tháng Tư” hay “Ngày nói dối” ra đời.
Câu hỏi tại sao ngày nói dối có tên gọi là ngày Cá Tháng Tư được đưa ra rất nhiều lý do và nhận được rất nhiều sự tranh cãi. Câu chuyện rộng rãi nhất lý giải cho việc gọi tên này bắt nguồn từ khái niệm “poisson d’avril” từ Pháp. Khái niệm này bắt nguồn từ nhà thơ d’Amaral. Và đây được xem là nguyên bản dành cho khái niệm “Cá tháng Tư”.
Nguyên nhân d’Amaral gọi như vậy là bởi tháng tư cũng được xem là tháng của cung Song Ngư với biểu tượng hai con cá quấn vào nhau. Thêm nữa, tháng tư cũng là thời điểm những loài cá sống trong vùng nhiệt độ ôn hòa.
Ví dụ như cá thu, dễ bị đánh bắt nhất do đi riêng lẻ. Vì vậy, Cá tháng Tư trở thành khái niệm ám chỉ sự khù khờ.
Sau này, trẻ em châu Âu thường chọc ghẹo người khác trong ngày Cá tháng Tư bằng cách viết vài dòng chữ nhạo báng lên một con cá bằng giấy rồi tìm cách dán nó lên lưng đối tượng. Trò đùa này dần dà được phát triển “ngày nói dối” là ngày Cá tháng Tư.
Ngày Cá tháng Tư được xem là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau. Vào ngày này, bạn có thể đi lừa mọi người bằng những trò đùa hay những lời nói dối vô hại. Tuy nhiên, bên cạnh việc mang đến tiếng cười cho mọi người, ngày Cá tháng Tư ở các quốc gia còn có những trò đùa mang văn hóa khác nhau. Ví dụ như:
Ở Anh
Ở Anh, những nạn nhân trong các trò đùa được gọi là April Fool. Có một nghiên cứu văn học dân gian cho rằng, các trò đùa sẽ chấm dứt vào buổi trưa, các trò đùa sau buổi trưa sẽ tự xem như là kẻ ngốc.
Ở Pháp
Ở Pháp, những người bị lừa sẽ được gọi là Poissons D’Avirl có nghĩa là những con Cá tháng Tư. Ngày này cũng trở thành ngày tượng trưng cho sự sai lệch thông tin.
Người La Mã cổ đại
Người La Mã cổ đại đã từng có một ngày lễ mang tên Hilaria để tôn vinh thần của sự phục sinh Attis. Cái tên Hilaria nghe rất giống từ hilarity (vui nhộn) của tiếng Anh. Lễ Hilaria hiện nay vẫn được lưu giữ phần nào dưới tên “Ngày Cười của La Mã”.
Ở Romania
Tại Romania, một trò đùa ngày Cá tháng Tư được tiết lộ bằng cách hét lên “Păcăleală de 1 Aprilie!” (nghĩa là chơi khăm ngày Cá tháng Tư). Nếu bạn hét câu đó với người đối diện thì người đó trở thành “kẻ ngốc tháng tư”.
Ở Mexico
Mexico kỷ niệm ngày nói dối vào 28/12. Đây là ngày buồn nhất trong lịch sử nước này, ngày mà rất nhiều trẻ em vô tội bị thảm sát dưới lệnh vua Herod. Vì vậy những trò đùa chỉ mang tính chất nhẹ nhàng.
Những câu nói dối siêu kinh điển ngày Cá tháng Tư này sẽ khiến mọi người tin bạn “sái cổ”, phản ứng của họ như thế nào bạn hãy tự mình kiểm chứng nhé.
“Anh ơi, khóa quần chưa kéo kìa”
GiaiNgo dám cá rằng khi nghe được câu này thì các bạn trai sẽ phải giật mình và nhìn xuống xem “tình hình” thế nào, đã kéo thật hay chưa. Nhưng các anh đâu có biết đâu đây chính là câu nói dối “chọc ghẹo” của các nàng.
“Em xuống và ra mở cửa cho anh đi, anh đang đứng trước cửa nhà em này!”
Giả vờ tìm cơ hội thích hợp nói câu này với nàng, cô nàng sẽ chỉ nghĩ đến chàng và chạy xuống ngay lập tức. Nhưng xuống tới nơi thì không thấy chàng đâu, cô gái “tẽn” khi nhận ra mình bị lừa trong ngày Cá tháng Tư.
“Anh ơi qua nhà em đi không có ai ở nhà đâu!”
Nhận được câu này anh chàng nào không tò tí te qua nhà cô nàng nhỉ? Kết quả là “tưng hửng” vì không có ai ở nhà hết thật!
“Anh sẽ đến đón em, mình cùng đi chơi. 3 phút nữa anh có mặt. Em chuẩn bị đi nhé!”
Không hề nghi ngờ trước câu nói rất bình thường cho một cuộc hẹn hò, chỉ trong 3 phút, nàng vội vã, cuống cuồng chuẩn bị trang điểm, phấn son để được đi chơi. Nhưng cuối cùng cô lại trở thành “nạn nhân” của ngày Cá tháng Tư (1/4) do chính người yêu cô gây ra. Khi chơi chiêu này, bạn đến chỗ hẹn nhớ chuẩn bị quà “hối lộ” như trà sữa hay nước uống cho nàng nhé, kẻo bạn lại bị cô nàng “giận dỗi” cho đấy!
Thông báo tin vui “2 Vạch” đến người ấy
Các anh chàng đã từng qua lại với người yêu mà chưa có ý định cưới chắc chắn hốt hoảng vô cùng vì câu nói này của phụ nữ. Tin mình đi, câu nói này lừa được những 99% lận đấy!
Xin lỗi, anh là gay
Điều này có thể sẽ khiến các nàng hoang mang vì hôm nay là ngày Cá tháng Tư. Các nàng sẽ không biết có nên tin điều này không, nhưng ít ra nó cũng khiến các nàng cảm thấy hốt hoảng và sợ hãi.
Thú nhận lỗi lầm của bạn với cha mẹ
Bạn cũng có thể nhân dịp 1/4 để nói một lời thú nhận cực “shock” với cha mẹ về lỗi lầm bạn đã trót gây ra. Hoặc có thể là nói ra một điều bí mật, thực hiện một trò đùa nào đó mà ngày thường bạn không dám thực hiện. Ví dụ như “Con có người yêu rồi”, “Mẹ ơi, hình như con đã không có nguyệt sự một tháng nay rồi”, “Bố ơi, con lỡ làm em hàng xóm có thai rồi”,… Chắc hẳn bố mẹ của các bạn sẽ ngỡ ngàng, ngơ ngác và bật ngửa đấy!
Tỏ tình với crush
Nếu người ấy đồng ý thì hai bạn sẽ nên duyên. Còn không thì nói “Đây chỉ là trò đùa”. Thật chẳng mất cái gì đúng không nhỉ?
“Đi ăn đi, hôm nay tao/em/anh/chị khao”
Giả vờ mời bạn bè, đồng nghiệp (trừ sếp nhé, nếu bạn không muốn mình bị trừ lương) đi ăn và bảo mình khao. Sau đó, cuối cùng thì lại nhận ra hôm nay chính là ngày Cá tháng Tư thì không biết vẻ mặt các bạn của mình sẽ như nào nhỉ?
Thông qua bài viết trên, chắc chắn các bạn đã biết thêm thông tin về ngày Cá tháng Tư là ngày nào, nguồn gốc và ý nghĩa của ngày đặc biệt này rồi nhỉ? Nhớ chia sẻ bài viết này và đừng quên theo dõi GiaiNgo để cập nhập thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nữa nhé!