Trong xã hội luôn tồn tại sự phân chia tầng lớp, giai cấp. Vậy bạn có biết giai cấp địa chủ ở Trung quốc được hình thành từ tầng lớp nào? Cùng GiaiNgo tìm hiểu ngay nhé!
Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ tầng lớp quan lại và một số nông dân giàu có. Năm 221 TCN, nhà Tần thống nhất Trung Quốc.
Lúc này công cụ bằng sắt xuất hiện, diện tích gieo trồng được mở rộng, năng suất lao động tăng, làm cho xã hội Trung Quốc có nhiều thay đổi sâu sắc. Từ đây các giai cấp mới được hình thành.
Quan lại và một bộ phận nông dân giàu có sở hữu nhiều ruộng đất và có quyền lực trong tay nên trở thành địa chủ. Và họ trở thành giai cấp bóc lột. Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy trở thành nông dân tự canh.
Như vậy bạn đã biết giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ tầng lớp nào? Vậy mối quan hệ giữa địa chủ và nông dân lĩnh canh trong xã hội phong kiến Trung Quốc là gì? Hãy theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết nhé!
Mối quan hệ giữa địa chủ và nông dân lĩnh canh trong xã hội phong kiến Trung Quốc là quan hệ bóc lột mà chủ yếu là bóc lột địa tô.
Nông dân lĩnh canh là những người rất nghèo, không có ruộng đất. Họ phải nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy. Và nghĩa vụ của họ là nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, được gọi là tô ruộng đất.
Bên cạnh việc tìm hiểu giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ tầng lớp nào, GiaiNgo sẽ giải đáp giúp bạn những kiến thức về kinh tế, chính sách đối ngoại cũng như những nét nổi bật của chế độ phong kiến Trung Quốc. Đừng bỏ lỡ nội dung tiếp theo nhé!
Điểm nổi bật của kinh tế Trung Quốc dưới thời Minh – Thanh đó là kinh tế hàng hóa phát triển, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển.
Cụ thể:
Chính sách đối ngoại xuyên suốt của các triều đại phong kiến Trung Quốc là đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ. Các triều đại phong kiến Trung Quốc luôn mang tư tưởng bành trướng “Đại Hán”. Do đó các triều đại phong kiến luôn đẩy mạnh bành trướng, xâm lược các khu vực xung quanh để mở rộng lãnh thổ.
Cụ thể chính sách xâm lược của từng triều đại phong kiến Trung Quốc như sau:
Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển thịnh vượng nhất vào thời nhà Đường. Nguyên nhân nhà Đường trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất đó là:
Về chính sách đối nội
Xã hội phong kiến dưới thời nhà Đường ổn định, kinh tế – văn hóa đạt đến sự phồn thịnh. Bộ máy nhà nước được củng cố, hoàn thiện.
Nhà Đường đã cử người cai quản các địa phương, mở khoa thi chọn người tài. Đặc biệt, nhà Đường còn thực hiện chính sách giảm thuế, chia ruộng đất cho nông dân, khuyến khích sản xuất.
Về chính sách đối ngoại
Nhà Đường tiếp tục chiến tranh xâm lược với các nước láng giềng, mở rộng bờ cõi. Vì thế, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết.
Dưới thời Đường, Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.
Tần Thủy Hoàng là người có công thống nhất Trung Quốc, đánh dấu sự hình thành của chế độ phong kiến. Trong thời Chiến Quốc, ở Trung Quốc hình thành cục diện Thất Hùng. Chiến Quốc Thất Hùng gồm 7 nước lớn là Hàn, Ngụy, Sở, Tần, Tề, Triệu, Yên.
Trong đó, nước Tần nổi lên như một thế lực mạnh nhất trong số bảy nước chư hầu còn sót lại. Vì thế sáu nước chư hầu lần lượt bị Tần thâu tóm.
Vào năm 221 TCN, sau khi tiêu diệt Tề, Tần vương Doanh Chính trở thành vị vua duy nhất của toàn cõi Trung Hoa. Doanh Chính xưng là Hoàng Đế, đặt hiệu là Thuỷ Hoàng Đế và thành lập nhà Tần. Trung Hoa lần đầu tiên trong lịch sử hoàn toàn thống nhất.
Cuối thời Minh – Thanh, chế độ phong kiến Trung Quốc dần lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái. Vua quan thì đục khoét của cải nhân dân để sống cuộc sống xa hoa, trụy lạc.
Những người nông dân và thợ thủ công thì phải nộp tô thuế nặng nề. Bên cạnh đó họ còn bị bắt đi lính, đi phu xây dựng nhiều công trình đồ sộ như Cố cung Bắc Kinh.
Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra. Chính quyền phong kiến các triều đại Minh – Thanh suy yếu.
Qua bài viết này, GiaiNgo đã giúp bạn đọc tìm được câu trả lời cho câu hỏi giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ tầng lớp nào. Đồng thời bạn đọc còn biết thêm những kiến thức liên quan chế độ phong kiến Trung Quốc. Còn rất nhiều kiến thức bổ ích sẽ được GiaiNgo cập nhật liên tục, hãy chú ý theo dõi nhé!