Cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào? Mâm cúng cô hồn tháng 7 chuẩn nhất

Tháng cô hồn là một trong những phong tục tập quán đặc trưng vào tháng 7 Âm lịch ở nước ta. Vậy, cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào là chuẩn xác nhất. Mời quý bạn đọc cùng GiaiNgo tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cúng cô hồn là gì?

Theo tín ngưỡng tôn giáo tại Việt Nam nói riêng và các nước khu vực Á Đông nói riêng, con người chúng ta sẽ có hai phần là phần hồn và phần xác. Khi qua đời, phần xác được chôn cất và hóa thành tro bụi. Riêng phần hồn sẽ được ở lại, tùy theo nghiệp duyên mà được đầu thai cõi thần tiên hoặc rơi về chốn địa ngục làm cô hồn.

Cúng cô hồn hay còn gọi là cúng vong linh là một nghi lễ khá phổ biến tại Trung Quốc và Việt Nam. Dịp lễ này thường diễn ra vào rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm.

Nghi thức này thực hiện nhằm mục đích để cứu độ những vong linh đã mất không có nơi nương tựa, không được thờ cúng, đi lang thang khắp nơi.

Cúng cô hồn là gì?

Cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào?

Tháng cô hồn diễn ra và kết thúc khi nào?

Thời gian diễn ra và kết thúc tháng cô hồn ở mỗi quốc gia là không giống nhau. Hầu hết các nước Á Đông đều có quan niệm tháng cô hồn sẽ diễn ra trong tháng 7, riêng tại Thái Lan tháng cô hồn sẽ bắt đầu và kết thúc trong tháng 6 Âm lịch.

Tại Việt Nam, dân gian ta quan niệm, cô hồn sẽ được rời khỏi cửa Quỷ Môn Quan và tỏa về tứ phía trong suốt tháng 7. Tuy nhiên, văn hóa Trung Quốc lại nhận định rằng, cô hồn chỉ được phép tự do đi lại từ ngày mùng 2 đến 14/7 Âm lịch.

Cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào

Cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào?

Quan niệm cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào hiện nay vẫn còn khá nhiều tranh cãi. Một số ít cho rằng, nên cúng cô hồn vào ngày mùng 1 hoặc ngày rằm tháng 7.

Tuy nhiên, số lớn ý kiến nhận định rằng, cô hồn sẽ được yêu cầu quay về tụ họp tại cửa Quỷ Môn Quan vào ngày rằm 15 tháng 7. Do đó, sau thời gian này, chúng không thể tham dự và nhận được lễ vật của trần thế.

Vì vậy, thời điểm thích hợp nhất để cúng cô hồn đó chính là từ ngày mùng 2 đến trước ngày 15 tháng 7.

Cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào

Cúng cô hồn tháng 7 vào giờ nào?

Từ xưa đến nay, dân gian ta vẫn luôn quan niệm rằng, hồn ma hay quỷ dữ đều cũng sẽ rất sợ ánh sáng mặt trời. Điều này có thể hồn bay phách lạc, suy yếu âm khí của vong linh.

Theo thuyết âm dương ngũ hành, giờ Dậu (từ 17h đến 19h) là giờ chập choạng tối, rất phù hợp để vong linh tham dự và thụ hưởng lễ vật. Điều này vừa đảm bảo ánh sáng vừa đủ nhưng không gây hại đến sắc khí vong linh.

Cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào

Nghi thức cúng lễ cô hồn

Cúng cô hồn tháng 7 ở đâu?

Nhiều người khi thực hiện nghi thức cúng lễ cô hồn thường sẽ mang tâm lý lo lắng, sợ cô hồn theo vào nhà quấy rối dương khí. Vì vậy, thông thường nghi thức cúng lễ cô hồn sẽ được diễn ở ngoài trời, phía trước cửa nhà.

Cần lưu ý đối với những ngôi nhà xây cổng ngõ, nên mở trước và sau khi cúng để vong linh có thể vào dự và rời đi.

Khi cúng cô hồn tại công ty, cơ quan hay cửa hàng buôn bán, nghi thức cũng không nên đặt trong phòng. Điều này có thể dẫn dụ vong linh vào nhà và không chịu rời đi. Từ đó gây ảnh hưởng đến tài lộc và sự may mắn của cả một tập thể.

Cúng cô hồn tháng 7 ở đâu?

Mâm cúng cô hồn tháng 7 cần những gì?

Tùy theo phong tục tập quán tại mỗi địa phương, mâm lễ cúng cô hồn sẽ bao gồm những lễ vật khác nhau.

Tuy nhiên, về cơ bản cần đảm bảo những thứ sau đây:

  • 1 đĩa muối gạo.
  • 12 chén cháo trắng nấu loãng và chỉ nêm muối trắng.
  • Giấy áo, giấy tiền (có thể liên hệ cửa hàng bán để họ giúp sắp xếp, bố trí).
  • Khoai lang, sắn, bắp luộc.
  • Đường thẻ gồm 12 viên.
  • 3 chén nước lạnh, 3 nén hương và 2 ngọn đèn nhỏ.
  • Một ít mía đường nếu có.

Mâm cúng cô hồn tháng 7 cần những gì

Bài cúng cô hồn tháng 7

Hiện nay, bài cúng cô hồn tháng 7 được biến tấu dưới nhiều hình thức khác nhau sao cho phù hợp với từng địa phương, vùng  miền. Ví dụ văn cúng cô hồn ngoài sân, văn cúng Thần tài tháng 7 cô hồn,… Tuy vào quan niệm tâm linh, bạn có thể chọn lựa bài cúng phù hợp.

Dưới đây là 2 bài văn khấn cúng rằm tháng 7 thường gặp nhất hiện nay.

Bài cúng 1:

Kính lễ mười phương Tam bảo chứng minh,

Hôm nay ngày…… tháng…… năm………………(Âm lịch).

Con tên là:…………………..tuổi……………….Ngụ tại số nhà ……… đường ……… phường (xã) ……… quận (huyện) ……… tỉnh (TP) ………

Gia chủ thành tâm trân trọng kính mời các chư vị khuất mặt, các khuất mày, kẻ lớn, người nhỏ, thập loại cô hồn, các Đảng, các âm binh ngoài đường, ngoài xá, hữu danh vô vị, hửu vị vô danh, các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn,… về nơi đây hội tụ hưởng lộc thực đầy đủ.

Phát lòng thành tịnh cho gia chủ, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình cho gia chủ được yên ổn, thuận lợi bán buôn, phù hộ được buôn may bán đắt, cầu được mọi sự được sở cầu như ý, dòng họ quy hướng đạo màu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu cho tất cả thế giới được hòa bình được an lành, nhơn sanh phước lạc vô biên.

Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng.

Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.

– Chân ngôn biến thực: (biến thức ăn cho nhiều).

NAM MÔ TÁT PHẠ ĐÁT THA, NGA ĐA PHẠ LỒ CHỈ ĐẾ, ÁN TÁM BẠT RA, TÁM BẠT RA HỒNG ( khấn thành tâm 7 lần).

Chân ngôn Cam lồ thủy: (biến nước uống cho nhiều).

NAM MÔ TÔ RÔ BÀ DA, ĐÁT THA NGA ĐA DA, ĐÁT ĐIỆT THA. ÁN TÔ RÔ, TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, TA BÀ HA (khấn thành tâm 7 lần).

Chân ngôn cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạt phiệt nhựt ra hồng (khấn thành tâm 7 lần).

Bài cúng 2:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Chúng con kính lạy chín phương trời, chúng con kính lạy mười phương Chư Phật, chúng con kính lạy Chư Phật mười phương

Chúng con kính lạy Đức Phật Di Đà

Chúng con kính lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thành Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả

Gia chủ xin tiếp chúng sinh không mả, tiếp chúng sinh không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng, che làn heo may

Cô hồn nam bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây họp đoàn

Dù rằng: Chết uổng, chết oan

Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu

Chết tai nạn, chết ốm đau

Chúng sinh chết do đâm, chết do chém, chết do đánh nhau tiền tình

Chúng sinh chết bom đạn, chết đao binh

Chúng sinh chết vì chó dại, chúng sinh chết đuối, chúng sinh chết vì sinh sản giống nòi

Chết vì sét đánh giữa trời

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lăm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hòa hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hóa kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là:……………………………………………………………….

Vợ/chồng:…………………………………………………………

Con trai:…………………………………………………………….

Con gái:……………………………………………………………..

Ngụ tại:……………………………………………………………….

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Lưu ý khi cúng cô hồn là gì?

Trong quá trình thực hiện nghi thức cúng cô hồn, cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo cô hồn tham dự lễ nhưng không xâm nhập vào nhà quấy rối dương khí.

  • Tuyệt đối không được mang mâm cúng cô hồn vào nhà, điều này sẽ dẫn dụ cô hồn vào trú ngụ.
  • Mâm cúng cô hồn phải diễn ra trong không khí trang nghiêm, tôn trọng.
  • Trong quá trình cúng cô hồn, trẻ em, người già và người yếu vía không được phép đến gần, tránh bị cô hồn xâm nhập.
  • Rằm tháng 7 còn là dịp lễ vu lan, do đó cần lưu ý cúng Phật, cúng gia tiên trước khi thực hiện nghi lễ cúng cô hồn.
  • Sau khi cúng xong, nên hóa giấy tại chỗ và gạo muối rãi về bốn phương tám hướng.
  • Những vật phẩm cúng cô hồn tuyệt đối không được phép mang về nhà.
  • Hạn chế cúng cô hồn trước 12h trưa, đây là thời điểm dương thịnh âm suy, do đó cô hồn khó có thể tham dự nghi lễ.

Lưu ý khi cúng cô hồn là gì

Xem thêm:

Vì sao phải cúng cô hồn tháng 7?

Cúng cô hồn được xem là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam nói riêng và khu vực Á Đông nói chung. Truyền thống này thể hiện được sự tôn kính đối với người đã khuất.

Ngoài ra, phong tục này còn giúp mỗi gia đình bày tỏ sự sẻ chia đối với vong linh không nơi nương tựa, lang thang khắp nơi.

Đây là một nét đẹp đạo lý cần phải gìn giữ và phát huy, giúp khơi dậy tâm thiện trong lòng mỗi chúng ta.

Cuối cùng, cúng cô hồn tháng 7 giúp mỗi gia đình tạo được niềm tin tích cực vào tâm linh. Từ đó an tâm sinh sống và lập nghiệp, hạn chế lo lắng vào những thứ vô hình.

Vì sao phải cúng cô hồn tháng 7

Câu hỏi thường gặp

Không cúng cô hồn có sao không?

Xét về mặt tâm linh, không cúng cô hồn có thể khiến ma quỷ nỗi giận, xâm nhập và tấn công vào gia chủ. Vì vậy, để bảo đảm tâm lý luôn được thoải mái và có được niềm tin tích cực, mỗi gia đình nên thực hiện nghi lễ cúng cô hồn rằm tháng 7.

Cúng cô hồn buổi nào tốt nhất?

Theo quan niệm dân gia, cúng cô hồn tốt nhất là vào buổi chiều sau 12h trưa. Bởi đây là thời điểm dương khí bắt đầu suy yếu, thích hợp cho vong linh tham dự và thụ lộc.

Trên đây là tổng hợp thông tin xoay quanh chủ đề cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào và một số vấn đề liên quan. Hy vọng bài viết của GiaiNgo sẽ giúp bạn đọc có được thêm nhiều kiến thức bổ ích và có thể tiến hành một nghi lễ trang nghiêm, tôn kính.