Các quốc gia cổ đại phương Đông là nền tảng kinh tế chính nông nghiệp, tự nhiên tự cung tự cấp. Vậy các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ? Bài viết sau đây của GiaiNgo sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc trên.
Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở lưu vực các con sông lớn như: Sông Nin (Ai Cập), Sông C – phơ – rát và Ti – gơ – rơ (Lưỡng Hà), sông Ấn và Sông Hằng (Ấn Độ); Hoàng Hà và Trường Giang (Trung Quốc),… cư dân ngày càng đông vào cuối thời nguyên thuỷ .
Đất đai ở lưu vực các con sông lớn thuận lợi cho trồng trọt. Vì thế nghề trồng lúa trở thành ngành kinh tế chính. Con người cũng bắt đầu biết làm thuỷ lợi, đắp đê, đào kênh,… làm cho thu hoạch lúa ổn định hàng năm. Cuộc sống ngày càng được ổn định và nâng cao, trong xã hội xuất hiện kẻ giàu, người nghèo.
Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành từ cuối thiên niên kỉ IV – đầu thiên niên kỉ III TCN. Nhà nước cổ đại đầu tiên ra đời ở Ai Cập, vùng Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc.
Các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành và phát triển ở lưu vực các sông lớn vì điều kiện từ nhiên ở đây thuận lợi, đất đai màu mỡ. Ở lưu vực các con sông lớn, đất đai mềm xốp nên công cụ bằng gỗ, đá cũng có thể canh tác được và tạo nên mùa màng bội thu.
Lượng mưa đều đặn phân bố theo mùa, khí hậu ấm nóng (trừ Trung Quốc) thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và đời sống. Cư dân ở đây thì biết sử dụng công cụ bằng kim loại (đồng thau) từ rất sớm. Công việc trị thủy khiến mọi người liên kết, gắn bó trong tổ chức công xã. Nhờ đó nhà nước sớm hình thành.
Xã hội cổ đại phương Đông gồm nông dân công xã, quý tộc và nô lệ:
Các quốc gia cổ đại phương Đông là:
Nội dung so sánh
Các quốc gia cổ đại phương Tây
Hệ chữ cái Latinh.
Số La Mã.
Toán học: các định lí nổi tiếng: Talet, Pitago,…
Văn học: các tác phẩm nổi tiếng như Iliat và Ôđixê.
Nghệ thuật: Tượng nữ thần Athena, đấu trường Roma, tượng thần vệ nữ Milo,…
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã biết các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ. Và đừng quên thường xuyên ghé thăm GiaiNgo để đón đọc các chủ đề mới khác nhé!