Trong vật lý học hay trong đời sống hằng ngày, hẳn bạn đã từng nghe nhiều về lực ma sát. Tuy nhiên, lực ma sát xuất hiện khi nào? Bạn đã biết chưa? Chi tiết sẽ được GiaiNgo bật mí ngay sau đây!
Lực ma sát là một loại lực cản xuất hiện giữa các bề mặt vật chất, chống lại xu hướng thay đổi vị trí tương đối giữa hai bề mặt.
Nói một cách đơn giản, các lực cản trở chuyển động của một vật, được tạo ra bởi những vật tiếp xúc với nó, được gọi là lực ma sát.
Lực ma sát làm chuyển hóa động năng của chuyển động tương đối giữa các bề mặt thành năng lượng ở dạng khác. Việc chuyển hóa năng lượng được tích lũy một phần thành điện năng hay quang năng. Trong đa số trường hợp trong thực tế, động năng của các bề mặt được chuyển hóa chủ yếu thành nhiệt năng.
Lực ma sát xuất hiện ở giữa bề mặt tiếp xúc của hai vật, phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc, độ lớn của áp lực, không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ vật.
Lấy 2 ví dụ thực tế về lực ma sát để bạn có thể dễ hiểu hơn:
Có 3 loại lực ma sát: Lực ma sát trượt, lực ma sát lăn và lực ma sát nghỉ.
Mỗi loại lực ma sát đều có những tính chất, đặc điểm khác nhau. Phân loại các lực ma sát sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của mỗi loại
Lực ma sát trượt là lực ma sát sinh ra khi một vật chuyển động trượt trên một bề mặt. Bề mặt sẽ tác dụng lên vật một lực ma sát trượt tại chỗ tiếp xúc, cản trở chuyển động của vật trên bề mặt đó.
Đặc điểm của lực ma sát trượt
Ví dụ về lực ma sát trượt
Lực ma sát lăn là lực ngăn cản sự lăn của các vật có hình tròn hay nói cách khác là cản trở chuyển động lăn. Cường độ lực của ma sát lăn nhỏ hơn của lực ma sát trượt rất nhiều lần.
Ví dụ về lực ma sát lăn
Lực ma sát nghỉ là lực xuất hiện giữa hai vật tiếp xúc mà vật này có xu hướng chuyển động so với vật còn lại nhưng vị trí tương đối của chúng chưa thay đổi.
Nói một cách vắn tắt, lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.
Đặc điểm của lực ma sát nghỉ
Ví dụ về lực ma sát nghỉ
Công thức tính Lực ma sát trượt
Fmst = µt N
Trong đó:
Công thức tính Lực ma sát lăn
Fmsl có đặc điểm như lực ma sát trượt.
Công thức tính Lực ma sát nghỉ
Fmsn = Ft Fmsn Max = μn N (μn > μt )
Chú ý: Trường hợp nhiều lực tác dụng lên vật thì Ft là độ lớn của hợp lực các ngoại lực và thành phần của ngoại lực song song với bề mặt tiếp xúc.
Lực ma sát có những vai trò quan trọng nhất định trong vật lý học cũng như trong đời sống thực tế:
Ma sát là một hiện tượng phổ biến mà chúng ta ít khi để ý đến các tác dụng hữu ích của nó, chỉ đơn giản cho rằng đó là các hiện tượng tự nhiên. Thông qua bài viết, hẳn bạn đã biết được lực ma sát đóng vai trò quan trọng như thế nào, lực ma sát xuất hiện khi nào rồi phải không? Đừng quên chia sẻ bài viết, theo dõi GiaiNgo để được cập nhật thêm những kiến thức mới nhé!