Rừng được ví như một lá phổi xanh của con người, đóng vai trò quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất. Vậy vì sao phải tích cực trồng cây gây rừng? Cùng GiaiNgo tìm câu trả lời nhé!
Trồng cây gây rừng hay còn gọi là trồng rừng. Đây là hệ thống các giải pháp kỹ thuật lâm sinh được áp dụng để xây dựng rừng nhân tạo gồm nhiều công đoạn.
Các công đoạn xây dựng rừng nhân tạo:
Trồng rừng được áp dụng trên những đất không có tính chất đất rừng. Hoặc cũng có thể ở đất còn tính chất đất rừng và những vùng đất ngập nước ven biển, cửa sông hoặc đầm lầy.
Hiện nay, diện tích rừng đang bị giảm đi đáng kể. Vì vậy, nhiều quốc gia và các tổ chức phi chính phủ trực tiếp tham gia vào các chương trình trồng rừng để gây rừng, tăng thu giữ và hấp thụ CO₂; đồng thời giúp cải thiện đa dạng sinh học.
Cần phải tích cực trồng cây gây rừng vì rừng có vai trò vô cùng to lớn đối với cuộc sống con người cũng như các loài sinh vật khác trên Trái Đất. Nếu không có rừng, sự sống trên hành tinh của chúng ta sẽ khó được đảm bảo.
Các vai trò quan trọng của rừng:
Bài viết liên quan:
Người ta lại nói rừng cây như một lá phổi xanh của con người là vì vai trò và tác dụng to lớn mà rừng mang lại trong đời sống. Rừng điều hòa không khí trong lành. Rừng cản bụi, gió và tiêu diệt một số loài vi khuẩn. Rừng làm giảm ánh nắng và nhiệt độ trong không khí.
Rừng cân bằng lượng O₂ và CO₂ trong không khí
Rừng có tác dụng lớn trong việc điều hòa và cân bằng những lượng khí thải như CO, CO₂ và khí O₂ trong khí quyển.
Con người và tất cả các loại động vật, bất kì một cá thể sống nào trên Trái Đất đều cần hô hấp để duy trì sự sống. Chúng ta có thể nhịn đói, nhịn khát trong một thời gian nhưng không thể nhịn thở quá ba phút. Thiếu oxy, con người và các loài vật khác sẽ chết.
Quang hợp lại là quá trình ngược lại với hô hấp. Cây xanh quang hợp sẽ hấp thụ khí CO₂ và thải ra khí O₂. Đây chính là “lá phổi” cung cấp nguồn oxy cho con người và các loài sinh vật khác để duy trì sự sống.
Rừng cây cản bụi, cản gió và tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh
Ngoài tác dụng hấp thụ khí CO₂, cây xanh còn hấp thụ một số các khí độc khác giúp cho không khí được trong lành hơn. Những nơi có nhiều cây xanh sẽ có không khí dễ chịu hơn so với những đô thị phát triển hiện đại.
Nhiều loài vi khuẩn không thể sống trong điều kiện nhiều oxy, cây xanh, nhiệt độ mát mẻ,… Bởi vậy việc trồng cây xanh cũng góp phần ngăn ngừa một số bệnh. Hơn nữa, sinh sống gần cây xanh sẽ giúp cơ thể con người khỏe mạnh hơn và hệ miễn dịch tốt hơn.
Những cây có tán lá to, rộng thường có khả năng cản gió, cản bụi rất tốt. Bởi vậy mà những vùng núi có nhiều cây xanh sẽ có môi trường thoáng khí hơn.
Tán lá cây rừng giúp che bớt nắng và góp phần làm giảm nhiệt độ của không khí
Rừng cây có tác dụng rất quan trọng trong việc điều hòa không khí và giúp giảm nhiệt độ. Thực tế cho thấy những đô thị cao tầng phát triển sẽ có nhiệt độ cao hơn hẳn. Lí do là vì những kiến trúc cao tầng, bê tông hấp thụ nhiệt nhanh nhưng khả năng tản nhiệt lại kém.
Ngược lại, ở những vùng nông thôn, nơi có nhiều cây xanh thì không khí thường trong lành và dễ chịu hợp. Chính vì những tác dụng to lớn đó mà rừng được ví như lá phổi xanh của trái đất. Chúng ta sẽ không lường được hậu quả nếu như Trái Đất thiếu rừng cây xanh.
Ở vùng bờ biển người ta phải trồng rừng ở phía ngoài đê vì:
Các loài thực vật được trồng ở vùng bờ biển phía ngoài đê thường là những loài cây gỗ. Chúng có bộ rễ dày đặc, lan rộng và bám sâu vào lòng đất.
Nhờ có thân cây chắc chắn và rễ cây phức tạp, các rừng cây sẽ giúp ngăn cản sự phá hủy của thiên tai tốt hơn. Nhờ đó, đê biển được bảo vệ an toàn, đảm bảo tính mạng và tài sản của người dân vùng ven biển.
Thực vật là những sinh vật có khả năng tạo cho mình chất dinh dưỡng từ những hợp chất vô cơ đơn giản. Đồng thời, thực vật xây dựng thành những phần tử phức tạp nhờ quá trình quang hợp, diễn ra trong lục lạp của thực vật.
Thực vật chủ yếu là các sinh vật tự dưỡng. Quá trình quang hợp sử dụng năng lượng ánh sáng được hấp thu nhờ diệp lục có ở tất cả các loài thực vật để tạo nên các chất dinh dưỡng. Thực vật có đặc trưng bởi có thành tế bào bằng xenluloza (không có ở động vật).
Thực vật không có khả năng chuyển động tự do (ngoại trừ một số thực vật hiển vi có khả năng chuyển động). Chúng phản ứng rất chậm với sự kích thích.
Nhóm các sinh vật của thực vật bao gồm: cây gỗ, cây hoa, cây cỏ, dương xỉ hay rêu,… Trên Trái Đất có khoảng 350.000 loài thực vật là thực vật có hạt, rêu, dương xỉ và các dạng gần giống như dương xỉ đang tồn tại. Vào năm 2004, có khoảng 287.655 loài đã được nhận dạng, trong đó 258.650 loài là thực vật có hoa và 15.000 loài rêu.
Thực vật có vai trò to lớn trong việc điều hòa khí hậu. Nhờ khả năng che chắn, thực vật giúp cản bớt ánh sáng và tốc độ gió. Quá trình quang hợp cũng giúp giảm nhiệt độ và tăng độ ẩm do giải phóng ra hơi nước. Nhờ đó, lượng mưa được điều hòa hơn.
Ngoài ra, thực vật cũng đảm bảo sự cân bằng của nồng độ khí CO₂ và O₂ trong không khí nhờ quá trình quang hợp và hô hấp. Ở những nơi có nhiều thực vật sinh trưởng như rừng thường có không khí trong lành, dễ chịu hơn rất nhiều so với những vùng đô thị.
Như vậy chúng ta đã biết được nguyên nhân vì sao phải tích cực trồng cây gây rừng. Rừng chính là “lá phổi xanh” của Trái Đất. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy nâng cao ý thức, chung tay trồng và bảo vệ rừng. Đừng quên cập nhật các bài viết mới từ GiaiNgo nhé!