Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?

Vào những ngày hè nóng bức, lúc ngồi dưới tán cây, chúng ta thường có cảm giác mát mẻ hơn lúc ngồi dưới mái che bằng vật liệu xây dựng. Chắc hẳn các bạn độc giả cũng từng thắc mắc về hiện tượng này. Vậy vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng? Hãy cùng GiaiNgo đi tìm câu trả lời cụ thể qua bài viết sau đây nhé!

Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?

Nhờ vào quá trình quang hợp của cây xanh

Cơ chế hoạt động quang hợp của cây xanh được ví như “cơ thể tự giải nhiệt”. Trong quá trình này, cây xanh sử dụng năng lượng từ mặt trời để thực hiện một phần cần thiết trong quá trình quang hợp của mình với tần suất thường xuyên để giải phóng hơi nước cho môi trường xung quanh.

Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng

Khoảng 90% lượng nước mà cây hút được đều được thoát hơi ra ngoài môi trường. Phần lớn lượng hơi nước này thoát ra qua khí khổng ở lá. Chính vì vậy, nhiệt độ ở phía dưới tán cây thường thấp hơn khoảng 6-10°C so với nhiệt độ của môi trường. Đó là lý do khi ngồi dưới gốc cây sẽ cảm thấy mát mẻ hơn.

Cùng với quá trình khí khổng mở ra để thoát hơi nước thì O2 cũng được khuếch tán ra môi trường, đồng thời CO2 cũng khuếch tán vào lá. Việc có nhiều O2 và ít CO2 xung quanh sẽ khiến cho người dưới bóng cây cảm thấy dễ chịu hơn.

Do cơ chế tỏa nhiệt của mái che bằng vật liệu xây dựng

Trái ngược với cơ chế giải phóng oxi và hơi nước của cây xanh, các vật liệu xây dựng thường có cơ chế bức xạ nhiệt với ánh sáng mặt trời. Chúng hấp thụ nhiệt từ môi trường lên bề mặt sau đó tỏa hơi nóng làm cho nhiệt độ tăng cao. Vì vậy, người đứng dưới mái che bằng vật liệu xây dựng sẽ luôn cảm thấy nóng hơn so với khi đứng dưới tán cây.

Bên cạnh đó, những mái che làm bằng vật liệu xây dựng không có quá trình tỏa hơi nước hay quang hợp như ở cây xanh, đó là lý do vì sao dưới bóng cây mát hơn mái che bằng vật liệu xây dựng.

Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng

Bài viết liên quan:

Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi qua cutin mạnh hơn?

So với cây ở trên đồi thì cây trong vườn có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn.

Nguyên nhân thứ nhất là do cây ở trong vườn được sống trong môi trường có nhiều nước hơn cây ở trên đồi. Chúng được tưới nước thường xuyên, được chăm sóc, và độ dốc của vườn cũng thấp hơn độ dốc của sườn đồi. Do vậy chúng có khả năng lấy được nhiều nước hơn, vì vậy lượng nước được thoát ra cũng nhiều hơn.

Để tiện cho việc thoát hơi nước, lớp cutin của cây trong vườn cũng mỏng hơn lớp cutin của cây trên đồi, giúp cho nước thoát ra được nhiều hơn, mạnh hơn. Cây trên đồi tiếp xúc với ánh sáng mạnh nên lớp cutin phát triển mạnh, dày làm cho quá trình thoát hơi nước diễn ra khó khăn hơn.

Tác nhân điều tiết độ mở của khí khổng

Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là hàm lượng nước trong tế bào khí khổng. Vì:

  • Mỗi khí khổng được cấu tạo bởi 2 tế bào hình hạt đậu. Mỗi tế bào hạt đậu có thành phía trong dày hơn, thành phía ngoài mỏng hơn. Hai tế bào có thành phía trong quay vào nhau.
  • Khi no nước, vách mỏng của tế bào khí khổng căng phồng làm cho vách dày cong theo, lỗ khí mở ra, hơi nước thoát ra. Khi mất nước, vách mỏng hết căng và vách dày uốn thẳng lại làm lỗ khí đóng lại, hơi nước không thể thoát ra.

Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng

Độ mở của khí khổng càng rộng thì tốc độ thoát hơi nước càng nhanh. Trong quá trình thoát hơi nước, khí khổng mở, tạo điều kiện cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá, cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp.

Vai trò của quá trình thoát hơi nước

Có hai con đường thoát hơi nước trong thực tiễn:

  • Thoát hơi nước qua cutin: Giống như sự bốc hơi nước diễn ra trong tự nhiên, chiếm khoảng 5%
  • Thoát hơi nước qua khí khổng.

Vai trò của thoát hơi nước đối với thực vật:

  • Thoát hơi nước ở lá là 1 trong 3 động lực để vận chuyển nước từ rễ lên lá. Nếu không có quá trình thoát hơi nước, cây sẽ không lấy được nước và các chất dinh dưỡng cho việc tồn tại và phát triển.
  • Trong những ngày hè oi bức, sự thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ cho cây, giúp cây tránh khỏi việc bị đốt nóng.
  • Sự thoát hơi nước còn giúp cho khí khổng mở, tạo điều kiện cho CO2 xâm nhập vào lá để thực hiện quá trình quang hợp.

Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước

Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước ở thực vật là:

  • Nước: điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng nhiều đến sự thoát hơi nước thông qua việc điều tiết độ mở của khí khổng.
  • Ánh sáng: khí khổng mở khi cây được chiếu sáng. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối. Ban đêm khí khổng vẫn hé mở.
  • Nhiệt độ, gió, một số ion khoáng,… cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước do ảnh hưởng đến tốc độ thoát hơi của các phân tử nước.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng. Hi vọng GiaiNgo phần nào giúp độc giả giải đáp được thắc mắc về hiện tượng thú vị này nhé!