Nhiệt độ không khí có lực ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển và sinh sản của thực vật và động vật. Vậy cách đo nhiệt độ trong không khí như thế nào? Vì sao khi đo nhiệt độ không khí người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m? Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu ngay nhé!
Nhiệt độ không khí là thuật ngữ được dùng trong các chương trình dự báo thời tiết hay từ các nhà nghiên cứu khoa học.
Nhiệt độ không khí là hiện tượng khi các tia bức xạ của mặt trời đi qua khí quyển. Lúc này, mặt đất sẽ hấp thụ năng lượng nhiệt của Mặt Trời. Sau đó bức xạ lại vào không khí, khiến cho không khí nóng lên.
Nhiệt độ không khí là thước đo lường động năng trung bình của các phân tử trong không khí. Nó được biểu thị bằng đơn vị hoặc độ được chỉ định trên thang đo chuẩn.
Nhiệt độ không khí còn là thước đo mức độ nóng hoặc lạnh của không khí. Nhiệt độ không khí mô tả động năng, hay năng lượng chuyển động của các khí tạo nên không khí. Khi các phân tử khí di chuyển nhanh hơn, nhiệt độ không khí sẽ tăng lên.
Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển, độ cao và vĩ độ địa lý.
Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển
Nhiệt độ thay đổi theo độ cao
Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ
Nhiệt độ không khí giảm dần theo vĩ độ:
Nguyên nhân là do sự thay đổi của lượng nhiệt và góc chiếu của tia sáng Mặt trời.
Bài viết liên quan:
Khi các tia bức xạ Mặt Trời đi qua khí quyển, mặt đất sẽ hấp thụ lượng nhiệt của Mặt Trời. Sau đó bức xạ lại vào không khí nên có hiện tượng nóng lên.
Người ta thường đo nhiệt độ không khí bằng nhiệt kế. Sau đó tính ra nhiệt độ trung bình ngày, trung bình tháng, trung bình năm.
Khi đo nhiệt độ không khí, người ta thường để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2 m vì:
Cách tính nhiệt độ trung bình:
Những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền là do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất khác nhau. Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.
Mùa hạ, khi nước biển nóng lên nước sẽ bốc hơi, càng bốc hơi nhiệt độ càng giảm. Vì hơi nước trong không khí hấp thụ bức xạ mặt trời làm giảm lượng bức xạ Mặt Trời tới mặt nước.
Ngược lại, mặt đất hấp thụ nhiệt và nóng lên rất nhanh. Cho nên vào mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền.
Vào mùa đông, những miền gần biển lại ấm hơn trong đất liền. Vì nước biển tỏa nhiệt chậm hơn mặt đất. Đặc biệt hơn nữa là hơi nước trên mặt biển giữ lại một lượng nhiệt nhất định làm cho vùng biển ấm hơn.
Không khí trên mặt đất nóng nhất vào lúc 13 giờ. Không khí nóng lên chủ yếu do quá trình tỏa nhiệt của bề mặt đất (bức xạ sóng dài).
Lúc 12 giờ trưa tuy lượng bức xạ mặt trời lớn nhất (bức xạ sóng ngắn). Tuy nhiên, vào lúc 12 giờ mặt đất vẫn cần một thời gian để truyền nhiệt cho không khí. Vì thế đến 13 giờ mới là lúc không khí nóng nhất.
Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ. Sự tăng, giảm nhiệt độ của mặt đất và mặt nước rất khác nhau.
Đất hấp thụ nhiệt nhanh và tỏa nhiệt nhanh; nước hấp thụ nhiệt chậm và tỏa nhiệt chậm.
Xích đạo thường được coi là nơi nóng nhất trên Trái Đất. Vì vùng này quanh năm có mặt trời trên đỉnh đầu. Nhiệt độ không khí giảm dần từ xích đạo về 2 cực. Ở xích đạo, quanh năm có góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với mặt đất lớn nên nhận được nhiều nhiệt; không khí trên mặt đất cũng nóng.
Càng lên gần cực, góc chiếu của tia sáng Mặt Trời nhỏ nên nhận đc ít nhiệt hơn. Chính vì vậy không khí trên mặt đất ở xích đạo nóng hơn ở hai cực.
Hy vọng bài viết trên có thể giúp độc giả của GiaiNgo biết được vì sao khi đo nhiệt độ không khí người ta thường để nhiệt kế trong bóng râm va cách mặt đất 2m. Tiếp tục dõi theo GiaiNgo để thêm nhiều kiến thức nữa nhé!