So sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế: Những điểm giống và khác nhau

Lịch sử được xem là một trong những môn khó vì có vô vàn sự kiện cần phải nhớ. Bài viết sau của GiaiNgo sẽ so sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế một cách dễ hiểu nhất. Mời bạn đọc tham khảo cùng GiaiNgo.

So sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế

Phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế đều là những phong trào yêu nước có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Cùng so sánh những điểm giống và khác nhau giữa 2 cuộc chiến và tác động của chúng đến lịch sử Việt Nam.

Sự giống nhau giữa phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế

Theo sách giáo khoa Lịch sử lớp 11, sự giống nhau giữa phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế đều là những phong trào yêu nước, tiến hành khởi nghĩa vũ trang. Hai phong trào này có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Bên cạnh đó, phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế đều bị thất bại.

Sự khác nhau giữa phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế

Dưới đây là bảng phân tích điểm khác nhau giữa phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế:

Phong trào Cần Vương Khởi nghĩa Yên Thế
Mục đích Chống Pháp để giành lại độc lập, đồng thời khôi phục lại chế độ phong kiến. Nhằm chống lại chính sách bình định của Pháp, xây dựng cuộc sống bình đẳng và bảo vệ bản thân.
Thời gian Từ năm 1885 – 1896, kéo dài trong 10 năm ở thời kì Pháp bình định Việt Nam. Từ năm 1884 – 1913, kéo dài tận 30 năm, trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Lãnh đạo Các sĩ phu văn thân yêu nước. Nông dân.
Địa bàn hoạt động Ở miền Bắc và miền Trung. Diễn ra trên một địa phương nhỏ ở phía tây bắc tỉnh Bắc Giang.
Lực lượng tham gia Gồm nhiều tầng lớp, trong đó có thể kể đến văn thân, sĩ phu, nông dân. Nông dân.
Phương thức đấu tranh Khởi nghĩa vũ trang. Khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến.
Tính chất Phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến. Phong trào nông dân mang tính tự phát.

Vừa rồi là so sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế. Tiếp theo nội dung bài viết là đôi nét về phong trào Cần Vương, mời bạn đọc cùng theo dõi.

Đôi nét về phong trào Cần Vương

Phong trào Cần Vương là gì?

Phong trào Cần Vương là bao gồm tất cả các cuộc khởi nghĩa vũ trang khắp cả nước diễn ra từ năm 1885 đến 1896. Cần Vương có nghĩa là giúp vua, phò vua giúp nước.

Phong trào này do Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi đề xướng trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Quy mô của phong trào Cần Vương còn diễn ra riêng rẽ và mang tính địa phương.

Để có một cái nhìn trực quan hơn, bạn đọc có thể tham khảo thêm video clip tóm tắt sinh động về phong trào Cần Vương dưới đây.

Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương

Sau đây là một số nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương:

  • Năm 1884, thực dân Pháp xác lập ách thống trị đô hộ trên toàn Việt Nam.
  • Được sự ủng hộ nhiệt tình từ nhân dân, phe chủ chiến đã sẵn sàng hành động.
  • Cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương.

phong trao can vuong

Sau đây là diễn biến về phong trào Cần Vương. Mời độc giả theo dõi phần tiếp theo của bài viết So sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế để biết thêm chi tiết.

Diễn biến phong trào Cần Vương

Diễn biến phong trào Cần Vương được chia thành 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (1885 – 1888):

  • Lãnh đạo: Bao gồm vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết cùng với các văn thân, sĩ phu yêu nước.
  • Lực lượng: Đông đảo các tầng lớp nhân dân, thậm chí có cả dân tộc thiểu số.
  • Địa bàn: Quy mô rộng lớn, chủ yếu ở các tỉnh Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
  • Đặc điểm: Phong trào được diễn ra dưới danh nghĩa Cần Vương. Bên cạnh đó, tình yêu nước của người dân được thể hiện mạnh mẽ qua phong trào Cần Vương. Tuy nhiên, phong trào diễn ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa có sự liên kết của các cuộc khởi nghĩa.
  • Kết quả: Do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc và chịu án lưu đày sang Bắc Phi vào cuối năm 1888.

Giai đoạn 2 (1888 – 1896):

  • Lãnh đạo: Các văn thân, sĩ phu yêu nước.
  • Lực lượng: Đông đủ mọi tầng lớp nhân dân, kể cả dân tộc thiểu số.
  • Địa bàn: Phạm vi thu hẹp dần, quy tụ thành các trung tâm lớn, chủ yếu hoạt động ở vùng trung du và miền núi. Trong đó, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo,…
  • Đặc điểm: Phong trào vẫn diễn ra sôi nổi mặc dù nhà vua đã bị bắt. Tình yêu nước mãnh liệt của người dân được thể hiện qua phong trào. Tuy nhiên phong trào vẫn nổ ra lẻ tẻ và rời rạc.
  • Kết quả: Năm 1896, phong trào Cần Vương chính thức kết thúc.

Thông tin trên là diễn biến phong trào Cần Vương. Tiếp theo nội dung bài viết So sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế là tính chất của phong trào Cần Vương. Bạn đọc tìm hiểu cùng GiaiNgo nhé!

Vậy nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương là gì? Bạn đọc có thể nhấp vào link bài viết để tham khảo thêm thông tin này nhé.

Tính chất của phong trào Cần Vương

Tính chất của phong trào Cần Vương là thể hiện tình yêu dân tộc mạnh mẽ. Toàn bộ người dân khắp cả nước hỗ trợ giúp vua giành lại đất nước. Tuy nhiên, phong trào Cần Vương diễn ra theo khuynh hướng rời rạc với ý thức hệ phong kiến.

Mời bạn đọc đến với phần tiếp theo của bài viết So sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế. Đó là đôi nét về khởi nghĩa Yên Thế.

Đôi nét về khởi nghĩa Yên Thế

Trong số nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ nhằm ủng hộ phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa Yên Thế đã nổ ra với một bản chất đơn giản, được lập ra bởi những người nông dân với mục đích giữ gìn đất đai, bảo vệ làng quê và vùng đất quê hương.

Tuy nhiên, với thời gian, nhà lãnh đạo chính của cuộc khởi nghĩa là Hoàng Hoa Thám cùng với nhiều nghĩa sĩ đã nhận ra trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ đất nước và thực hiện sứ mệnh lịch sử.

Họ đã đấu tranh trong suốt hơn 30 năm tại vùng trung du Bắc Giang, gây nhiều tổn thất cho thực dân Pháp. Dù thất bại, tuy nhiên cái tên “Hùm thiêng Yên Thế” vẫn tồn tại mãi mãi trong tâm trí của nhiều người.

khởi nghĩa yên thế

Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Yên Thế

Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Yên Thế:

  • Khi Pháp thực hiện chính sách bình định, người dân Yên Thế bị đàn áp và xâm phạm nên họ quyết định đứng dậy đấu tranh.
  • Nền kinh tế nông nghiệp bị sa sút, đời sống người dân Bắc Kì vô cùng khó khăn, nghèo đói. Nhiều người dân phải di tán lên Yên Thế. Họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh để bảo vệ cuộc sống của mình.

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế được chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (1884 – 1892):

  • Khởi nghĩa do Đề Nắm lãnh đạo. Khi đó, nghĩa quân hoạt động vẫn còn rời rạc, chưa có sự liên kết với nhau.
  • Tháng 04/1892, cuộc khởi nghĩa chính thức nổ ra dưới sự chỉ huy của Đề Nắm.

Giai đoạn 2 (1893- 1908):

  • Trong giai đoạn này, nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
  • Nghĩa quân vùng lên chiến đấu quyết liệt khiến kẻ thù phải 2 lần giảng hòa. Đồng thời, bọn chúng còn nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho dân ta.

Giai đoạn 3 (1909 – 1913):

  • Sau nhiều trận khủng bố và càn quét của địch, nghĩa quân rơi vào thế bị động, lực lượng hao mòn dần.
  • Ngày 10/02/1913, phong trào chính thức bị tan rã do Đề Thám bị Pháp sát hại.

phong trao can vuong

Bạn đọc có thể tham khảo video tóm tắt nhanh khởi nghĩa Yên Thế dưới đây nhé.

Nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Thế

Dưới đây là một số nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Thế:

  • Phạm vi hẹp, dễ bị cô lập, lực lượng quân ta và địch có sự chênh lệch lớn.
  • Vừa bị Pháp và phong kiến đàn áp.
  • Chưa có sự chỉ huy của giai cấp tiên tiến.

Thông tin trên là những nguyên nhân gây thất bại của khởi nghĩa Yên Thế. Tiếp theo bài viết So sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế là ý nghĩa  cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Mời bạn đọc theo dõi.

khởi nghĩa yên thế

Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Yên Thế

Sau đây là một số ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế:

  • Thể hiện tinh thần chiến đấu quyết liệt của nông dân Việt Nam.
  • Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.
  • Xứng đáng nối tiếp truyền thống yêu nước của tổ tiên ta.

Cho đến nay khu di tích khởi nghĩa Yên Thế (thuộc thị trấn Phồn Xương, Yên Thế) là một địa điểm du lịch nổi tiếng và đang được đề nghị công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

Chắc hẳn qua thông tin trên của bài viết So sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế bạn đọc đã biết rõ về hai phong trào này. Mời bạn đọc đến với phần trả lời câu hỏi bài tập trang 136 SGK Lịch sử 11. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Trả lời câu hỏi bài tập trang 136 SGK Lịch sử 11

Bài tập 1 trang 136 SGK Lịch sử 11

Câu hỏi: Cách tổ chức và chiến đấu của nghĩa quân Bãi Sậy có những điểm gì khác với nghĩa quân Ba Đình?

Trả lời:

Cách tổ chức:

  • Nghĩa quân Bãi Sậy: Đóng quân chủ yếu ở Bãi Sậy (Hưng Yên) và Hai Sông (Hải Dương). Tuy nhiên, không tập trung quân ở đây mà chia thành những nhóm nhỏ hoạt động linh hoạt. Đồng thời nghĩa quân trà trộn với dân hoạt động trên khắp các tuyến giao thông thủy bộ ở đồng bằng Bắc Kì.
  • Nghĩa quân Ba Đình: Gồm 300 quân hoạt động tập trung trong căn cứ Ba Đình được xây dựng kiên cố và vững chắc.

Chiến đấu:

  • Nghĩa quân Bãi Sậy: Áp dụng lối đánh du kích để tấn công quân địch bất ngờ. Ngoài ra, nghĩa quân còn tiến hành binh vận, chống càn, đánh đồn,…
  • Nghĩa quân Ba Đình: Lúc đầu, nghĩa quân chặn đánh các đoàn xe vận tải của địch. Tuy nhiên về sau chủ yếu là chiến đấu tập trung dựa vào hệ thống công sự của căn cứ Ba Đình.

Tiếp theo bài viết So sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế là bài tập 2 trang 136 SGK Lịch sử 11. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Bài tập 2 trang 136 SGK Lịch sử 11

Câu hỏi: Lập bảng hệ thống kiến thức về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương theo mẫu sau:

Trả lời:

STT

Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, người lãnh đạo Hoạt động nổi bật Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm

1

Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887)

Phạm Bành, Đinh Công Tráng

– Xây dựng công sự kiên cố, có cấu trúc độc đáo.

– Tháng 1–1887 nổ ra trận đánh nổi tiếng nhất.

– Làm tiêu hao sinh lực địch, ngăn quá trình bình định vùng Bắc Trung Kì của thực dân Pháp.

– Rút ra bài học kinh nghiệm về tổ chức nghĩa quân và xây dựng căn cứ địa kháng chiến.

2

Khởi nghĩa Bãi Sậy (1885- 1892)

Nguyễn Thiện Thuật

– Xây dựng căn cứ Bãi Sậy (Hưng Yên) và Hai Sông (Hải Dương).

– Nghĩa quân được phiên chế thành những phân đội nhỏ (20 người). Đồng thời sử dụng lối đánh du kích trên các tuyến giao thông thuỷ, bộ ở đồng bằng Bắc Kì.

– Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ta ở vùng đồng bằng cuối thế kỉ XIX.

– Rút ra bài học kinh nghiệm về tổ chức hoạt động và bài học về chiến tranh du kích.

3

Khởi nghĩa Hương Khê (1885- 1896)

Phan Đình Phùng

Cao Tháng

– 1885-1888: Chuẩn bị lực lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí, tích trữ lương thực,…

– Từ năm 1889, liên tục tập kích đẩy lùi các cuộc hành quân càn quét của địch, chủ động tấn công và thắng nhiều trận lớn nổi tiếng.

– Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương.

– Rút ra nhiều bài học kinh nghiệm về tổ chức hoạt động, tác chiến.

Mời bạn đọc đến với câu hỏi tiếp theo trong bài viết So sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế.

Bài tập 3 trang 136 SGK Lịch sử 11

Câu hỏi: Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm nào khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương chống Pháp?

Trả lời: Dưới đây là những điểm khác nhau của cuộc khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương:

Mục đích:

  • Phong trào Cần Vương: Chống Pháp để giành lại độc lập đồng thời khôi phục lại chế độ phong kiến.
  • Khởi nghĩa Yên Thế: Nhằm chống lại chính sách bình định của Pháp, muốn xây dựng cuộc sống bình đẳng và bảo vệ bản thân.

Thời gian tồn tại:

  • Phong trào Cần Vương: Được diễn ra từ năm 1885 – 1896, kéo dài trong 10 năm ở thời kì Pháp bình định Việt Nam.
  • Khởi nghĩa Yên Thế: Diễn ra từ năm 1884 – 1913, kéo dài tận 30 năm, trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Lãnh đạo:

  • Phong trào Cần Vương: Các sĩ phu văn thân yêu nước.
  • Khởi nghĩa Yên Thế: Nông dân.

Địa bàn hoạt động:

  • Phong trào Cần Vương: Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
  • Khởi nghĩa Yên Thế: Diễn ra trên một địa phương nhỏ hẹp phía tây bắc tỉnh Bắc Giang.

Lực lượng tham gia:

  • Phong trào Cần Vương: Gồm nhiều tầng lớp, trong đó có thể kể đến văn thân, sĩ phu, nông dân.
  • Khởi nghĩa Yên Thế: Nông dân.

Phương thức đấu tranh:

  • Phong trào Cần Vương: Khởi nghĩa vũ trang.
  • Khởi nghĩa Yên Thế: Cũng là khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến.

Tính chất:

  • Phong trào Cần Vương: Phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến.
  • Khởi nghĩa Yên Thế: Phong trào nông dân mang tính tự phát.

phong trao can vuong va khoi nghia yen the

Xem thêm: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Các câu hỏi thường gặp khác

Tại sao phong trào Càn Vương và Khởi Nghĩa Yên Thế lại được xem là những sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam?

Phong trào Cần Vương và Khởi Nghĩa Yên Thế đều có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của lịch sử và chính trị Việt Nam. Phong trào Càn Vương nhấn mạnh vào việc giữ gìn và phát triển truyền thống và độc lập dân tộc. Khởi nghĩa Yên Thế tập trung vào việc đấu tranh chống lại sự chiếm đóng của thực dân Pháp và giành lại độc lập cho Việt Nam.

Phong trào Cần Vương và Khởi Nghĩa Yên Thế có điểm tương đồng nào?

Cả hai phong trào đều có mục tiêu giành lại độc lập dân tộc, tôn vinh truyền thống và giữ gìn văn hóa Việt Nam. Ngoài ra, cả hai phong trào đều có sự tham gia của những người dân Việt Nam trong quá trình đấu tranh.

Phong trào Cần Vương và Khởi Nghĩa Yên Thế đã ảnh hưởng đến cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 như thế nào?

Phong trào Cần Vương và Khởi Nghĩa Yên Thế đã đánh dấu sự khởi đầu cho các phong trào cách mạng sau này trong lịch sử Việt Nam. Những giá trị độc lập, dân tộc, tôn vinh truyền thống của hai phong trào này đã truyền cảm hứng và tạo động lực cho các nhà lãnh đạo trong cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945.

Chắc hẳn qua bài viết trên bạn đọc có thể so sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về môn Lịch sử. Hẹn gặp bạn ở những bài viết tiếp theo của GiaiNgo.