Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn nằm trong chương trình Lịch sử 11. Cùng GiaiNgo nhận xét về phong trào Nghĩa Hòa Đoàn và trả lời các câu hỏi liên quan trong SGK Lịch sử 11 nhé!
Cuộc khởi nghĩa của Nghĩa Hòa Đoàn là một cuộc quật khởi của nông dân Trung Quốc. Đây là cuộc nổi dậy với quy mô khá lớn của nông dân Trung Quốc nhằm chống lại sự áp bức của bọn đế quốc.
Cuộc khởi nghĩa của nông dân Nghĩa Hòa Đoàn nổ ra giữa lúc phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc lên cao. Song trong xã hội Trung Quốc lúc này, giai cấp tư sản vừa mới ra đời, vì thế chưa đủ khả năng lãnh đạo cuộc đấu tranh lớn lao của nhân dân.
Cuộc đấu tranh đã bị bọn đế quốc và phong kiến cấu kết với nhau dìm trong biển máu. Thêm vào đó, tổ chức lãnh đạo Nghĩa Hòa Đoàn chưa có đường lối lãnh đạo đúng đắn, vì thế cuộc đấu tranh không đi đến thắng lợi là điều tất yếu.
Tuy cuộc khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn đã thất bại song ý nghĩa lịch sử của nó mang lại cho nhân dân Trung Quốc vô cùng lớn lao:
Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn mang tính chất phong trào yêu nước, chống đế quốc xâm lược và đã giáng những đòn mạnh mẽ vào nền thống trị của bọn đế quốc.
Nông dân Trung Quốc là lực lượng chủ chốt trong cuộc khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn. Tuy thất bại nhưng nông dân Trung Quốc đã có được bài học kinh nghiệm xương máu và có thể phát huy sức mạnh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc sau này.
Quan sát lược đồ hình 8 trong SGK, em hãy:
Trả lời:
Nhận xét: Cách mạng Tân Hợi có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn, bùng nổ ở Vũ Xương sau đó lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung của Trung Quốc.
Hãy điền thời gian phù hợp với sự kiện lịch sử ở bảng sau:
Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn hay còn được gọi là khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn, bùng nổ tại Sơn Đông – Trung Quốc vào năm 1899. Sau đó, phong trào nhanh chóng lan rộng sang Trực Lệ, Sơn Tây, tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.
Mặc dù phong trào Nghĩa Hòa Đoàn nổ ra với quy mô khá lớn nhưng tồn tại một số nguyên nhân dưới đây dẫn đến thất bại:
Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn mục tiêu chính là chống lại sự xâm lược của các nước đế quốc, các đại sứ quán nước ngoài tại Bắc Kinh.
Xem thêm:
Từ bài viết trên, bạn đã có thể nhận xét về phong trào Nghĩa Hòa Đoàn rồi phải không nào? Hi vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn kiến thức hữu ích về bài giảng phong trào Nghĩa Hòa Đoàn trong chương trình Lịch sử 11. Cùng đón xem những chủ đề tiếp theo của GiaiNgo nhé!