Đến nay vẫn còn nhiều người thắc mắc giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ đâu? Để giải đáp câu hỏi trên, mời các bạn cùng theo chân GiaiNgo ngược dòng lịch sử để tìm hiểu ngay nhé!
Trước khi tìm hiểu giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ đâu, chúng ta cần nắm được nguồn gốc ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam nhé!
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp những năm cuối thế kỷ XIX.
Trước đây, xã hội Việt Nam là một xã hội phong kiến với hai giai cấp cơ bản là giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân. Nền kinh tế trong thời kỳ này duy trì dựa vào sản xuất tiểu nông là chính.
Đồng thời, cơ sở kinh tế công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển.
Nhưng sau khi bị thực dân Pháp xâm lược và tiến hành khai thác thuộc địa thì xã hội có sự thay đổi. Thực dân Pháp đã thực hiện khai thác thuộc địa lần thứ nhất với quy mô mở rộng ra cả nước.
Các nhà máy rượu bia, vải sợi, cà phê, đồn điền cao su, điện nước, ngành đường sắt, hầm mỏ,… lần lượt ra đời. Từ đó, nước ta có lớp người lao động mới ra đời. Đó là đội ngũ công nhân Việt Nam đầu tiên.
Bên cạnh giai cấp công nhân Việt Nam ra đời khi nào, vậy giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ đâu? Câu trả lời sẽ có trong nội dung tiếp theo của bài viết. Đừng bỏ lỡ nhé!
Giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ giai cấp nông dân bị tước đoạt ruộng đất. Những người nông dân bị địa chủ phong kiến cướp đoạt hết ruộng đất, phải bỏ làng xóm ra thành thị.
Họ buộc phải vào làm việc trong các doanh nghiệp tư bản Pháp và trở thành công nhân.
Có thể thấy, công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp dẫn tới sự ra đời tất yếu khách quan của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam.
Đây cũng là cơ sở làm xuất hiện một giai cấp mới trong xã hội – giai cấp công nhân Việt Nam.
Sự gắn bó giữa giai cấp công nhân và nông dân là nhân tố chủ chốt hình thành liên minh công – nông ở giai đoạn 1930 – 1931 sau này.
Với kiến thức GiaiNgo chia sẻ, bạn đọc đã biết được giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ đâu. Vậy giai cấp này có đặc điểm gì? Cùng GiaiNgo tìm hiểu trong phần tiếp theo nhé!
Xem thêm: Giai cấp công nhân ra đời trước tiên ở đâu? Lịch sử 8 Bài 14 Khi nào phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác?
Xem thêm:
Giai cấp công nhân Việt Nam là một bộ phận của giai cấp công nhân quốc tế nên có những đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế như sau:
Những đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam là:
Ngoài những kiến thức về giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ đâu, có đặc điểm gì, GiaiNgo sẽ mang đến cho bạn những nội dung thú vị khác. Hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết ngay nhé!
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mac – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam. Đây là một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn. Nên khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, giai cấp công nhân Việt Nam mới hoàn toàn trở thành phong trào tự giác.
Đây là bước ngoặt làm cho phong trào Cách mạng nước ta có một bước nhảy vọt về chất, lên một tầm cao mới.
Từ đây, giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị độc lập, giành được quyền lãnh đạo cuộc đấu tranh Cách mạng Việt Nam.
Giai cấp công nhân đã giác ngộ được sứ mệnh lịch sử của mình đó là đấu tranh vì mục tiêu chính trị – giành độc lập dân tộc.
Bài viết của GiaiNgo đã giúp bạn có được đáp án cho câu hỏi giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ đâu. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đọc sẽ có được những kiến thức bổ ích. Đừng quên truy cập GiaiNgo mỗi ngày nhé!