Chính sách kinh tế mới tác động đến nền kinh tế nước Nga như thế nào?

Những nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới là gì? Chính sách kinh tế mới tác động đến nền kinh tế nước Nga như thế nào? GiaiNgo sẽ giải đáp hết các thắc mắc của các bạn đọc giả và hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK Lịch sử 11.

Chính sách kinh tế mới tác động đến nền kinh tế nước Nga như thế nào?

Chính sách kinh tế mới có tác động lớn đến nền kinh tế nước Nga. Chỉ trong một thời gian ngắn, chính sách kinh tế mới đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp phát triển nhanh chóng.

Cụ thể:

  • Nông nghiệp: Sản lượng ngũ cốc tăng gần gấp đôi từ 37,6 lên 56, 6 triệu tấn chỉ trong 2 năm (1921-1923).
  • Công nghiệp: Sản lượng thép tăng hơn 3 lần từ 0,2 lên 0,7 triệu tấn (1921-1923). Điện tăng gấp đôi từ 0,55 lên 1,1 triệu kW/h.

Thực hiện chính sách kinh tế mới đã làm cho đời sống nhân dân được nâng cao, đưa đất nước vượt qua những khó khăn to lớn về kinh tế, chính trị.

Đồng thời, chính sách này còn góp phần hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.

chinh sach kinh te moi tac dong den nen kinh te nuoc nga nhu the nao

Nêu những nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới

Chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng, bao gồm các chính sách chủ yếu về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ.

Trong nông nghiệp: Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thế lương thực.

Trong công nghiệp:

  • Chính sách kinh tế mới tập trung khôi phục ngành công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân) có sự kiểm soát của nhà nước.
  • Nhà nước khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.
  • Nhà nước cũng nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng và ngoại thương.
  • Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức quản lý, quản lý sản xuất công nghiệp.
  • Phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao động.

chinh sach kinh te moi tac dong den nen kinh te nuoc nga nhu the nao

Trong thương nghiệp và tiền tệ:

  • Tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn.
  • Năm 1924, phát hành loại tiền tệ mới.

Từ những phân tích, chúng ta có thể thấy, nhờ việc thực hiện chính sách kinh tế mới, nền kinh tế quốc dân của nước Nga Xô Viết đã có những chuyển biến rõ rệt.

Câu hỏi thảo luận trang 55 SGK Lịch sử 11

Việc thành lập Liên bang Xô Viết có ý nghĩa như thế nào?

Việc thành lập Liên bang Xô Viết mang lại nhiều ý nghĩa to lớn đối với cả trong nước và quốc tế.

Trong nước:

  • Thể hiện tinh thần đoàn kết,nhất trí của các dân tộc Nga.
  • Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến, đế quốc của Nga. Chủ nghĩa xã hội xác lập trên nước Nga, tạo điều kiện thuận lợi xây dựng CNXH sau này.
  • Khẳng định tính đúng đắn trong chính sách dân tộc của Lê-nin, nhất là sự cần thiết phải đoàn kết các dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ở Liên Xô.
  • Góp phần chống lại sự chia rẽ dân tộc của các thế lực phản động trong và ngoài nước.

chinh sach kinh te moi tac dong den nen kinh te nuoc nga nhu the naoQuốc tế:

  • Để lại bài học kinh nghiệm trong xây dựng và đoàn kết dân tộc.
  • Giáng đòn mạnh vào chính sách bao vây, cô lập, đàn áp nước Nga.
  • Trên thế giới hình thành 1 mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa đối lập hoàn toàn với tư bản chủ nghĩa.

Nhận xét về thành tựu của Liên Xô trong lĩnh vực công nghiệp

Các ngành công nghiệp nặng đã phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu đáng kể:

  • Sản lượng than tăng từ 40,1 triệu tấn lên tới 132,9 triệu tấn.
  • Sản xuất gang tăng từ 8 triệu tấn lên tới 26,3 triệu tấn (1929 – 1938).

Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu đã trở thành một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.

Từ những thành tựu đó cho thấy những chủ trương phát triển kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa ưu tiên phát triển công nghiệp nặng của Liên Xô là hoàn toàn đúng đắn.

Nêu những thành tựu của Liên Xô qua kế hoạch 5 năm lần đầu tiên

Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932) và kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933-1937) đều được hoàn thành trước thời hạn và đạt được những thành tựu lớn.

Cùng GiaiNgo điểm qua những thành tựu mà Liên Xô đã đạt được nhé!

Công nghiệp

Sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân (1937). Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.

Nông nghiệp

Nông nghiệp có bước tiến vượt bậc, từng bước tập thể hóa nông nghiệp với quy mô lớn và cơ sở vật chất – kĩ thuật được cơ giới hóa.

Văn hóa và giáo dục

Xóa nạn mù chữ, xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất. Đồng thời, nhà nước cũng hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước và phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố.

Xã hội

Các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ. Xã hội chỉ còn hai giai cấp là công dân, nông nhân tập thể cùng tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa.

Đời sống nhân dân được nâng cao, chế độ xã hội chủ nghĩa được củng cố. Đây cũng là một trong những thành tựu đáng tự hào của Liên Xô qua kế hoạch 5 năm lần đầu tiên.

Xem thêm:

Bạn đã hiểu chính sách kinh tế mới tác động đến nền kinh tế nước Nga như thế nào rồi phải không? Hi vọng bài viết này đã mang đến thông tin hữu ích cho các bạn đọc giả. Còn chần chừ gì mà không theo dõi GiaiNgo ở những bài viết tiếp theo.