Sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào?

Đồng bằng sông Hồng là một vùng nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc nước ta. Vùng đất này được bù đắp bởi phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình.

Sự bù đắp của phù sa sông Hồng đã làm cho khu vực này trở thành nơi có nhiều khả năng để sản xuất lương thực, thực phẩm. Vậy sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào đối với khu vực và cả nước. Cùng GiaiNgo tìm hiểu nhé!

Sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào?

Câu 2 trang 79 sgk Địa lý 9: Sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào?

Đồng bằng sông Hồng trên thực tế là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước. Đồng bằng sông Hồng có đầy đủ điều kiện để trở thành nơi sản xuất lương thực lớn của cả nước.

Đồng bằng sông Hồng có đất phù sa màu mỡ bồi đắp. Diện tích lớn và điều kiện khí hậu thủy văn thuận lợi cũng là một trong những yếu tố để thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp.

Sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào?

Vậy sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào? Sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng mang đến những ý nghĩa như sau:

  • Việc sản xuất lương thực có thể tự đảm bảo được nhu cầu lương thực của người dân trong khu vực. Chúng góp phần đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu ra các nước trong khu vực và thế giới.
  • Lúa gạo là cây lương thực được xuất khẩu nhiều nhất của nước ta. Chúng mang đến một nguồn thu nhập về ngoại tệ khá lớn.
  • Đất đai thích hợp trồng cây lương thực hoa màu để cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. Điều này làm tăng sự đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp.
  • Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
  • Là vựa lúa lớn thứ 2 của cả nước nên đồng bằng sông Hồng rất cần một lượng lớn lao động. Từ đó, giải quyết việc làm cho lao động, làm giảm tình trạng thất nghiệp trong khu vực.
  • Sử dụng một cách hợp lí nguồn đất trồng và nguồn nước.

Sau khi đã tìm hiểu về sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào thì hãy cùng GiaiNgo tiếp tục tìm hiểu về một số câu hỏi liên quan đến đồng bằng sông Hồng nhé!

Một số câu hỏi liên quan trong bài

Hãy nhận xét sự chuyển biến về tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng ở đồng bằng sông Hồng?

Dựa vào biểu đồ chúng ta có thể thấy rằng trong giai đoạn năm 1995 – 2002 thì tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng của vùng đồng bằng sông Hồng tăng lên khá nhanh. Tỉ trọng đã tăng lên 9,4% (từ 26,6% lên 36%)

Dựa vào bảng 21.1, hãy so sánh năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước?

Sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào?

Năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long và cả nước năm 1995 như sau:

  • Năm 1995, năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng là cao nhất trong 3 nơi. Năng suất của đồng bằng sông Hồng là 44,4 tạ/ha.
  • Năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng cao hơn của đồng bằng sông Cửu Long là 4,2 tạ/ha. Và cao hơn cả nước là 7,5 tạ/ha.

Năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long và cả nước năm 2000 như sau:

  • Năm 2000, năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng là 55,2 tạ/ha. Chiếm năng suất cao nhất trong cả nước.
  • Năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng cao hơn của đồng bằng sông Cửu Long là 12,9 tạ/ha. Và cao hơn cả nước là 12,6 tạ/ha.

Năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long và cả nước năm 2002 như sau:

  • Năm 2002, năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng là 56,4 tạ/ha. Thời điểm này, năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất cả nước.
  • Năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng cao hơn của đồng bằng sông Cửu Long là 10,2 tạ/ha. Và cao hơn cả nước là 10,5 tạ/ha.

Nhìn chung, trong thời kì từ năm 1995-2002 thì năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng có xu hướng tăng đáng kể hơn so với đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Nêu lợi ích kinh tế của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính ở đồng bằng sông Hồng?

Việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính ở đồng bằng sông Hồng mang đến những lợi ích kinh tế như sau:

  • Làm tăng thêm nhiều giá trị về kinh tế. Đóng góp đáng kể cho sự phát triển cho ngành nông nghiệp của khu vực.
  • Đa dạng hóa được cơ cấu cây trồng. Đồng bằng có thể trồng được nhiều loại cây trồng khác nhau theo từng mùa. Phá thế độc canh cây lúa tạo nên sự chuyển dịch tích cực trong ngành cơ cấu cây trồng.
  • Tạo thêm được nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn và mang lại thu nhập kinh tế cho khu vực.
  • Đảm bảo được việc làm đều đặn cho người dân trong khu vực. Làm ổn định được thu nhập của nhân dân vùng đồng bằng sông Hồng.

Dựa trên hình 21.2 và sự hiểu biết, xác định vị trí và nêu ý nghĩa kinh tế – xã hội của cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài?

Vị trí của cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài:

  • Cảng Hải Phòng nằm ở thành phố Hải Phòng. Đây được xem là một trong những cảng lớn nhất của nước ta. Cảng Hải Phòng nằm ở vùng ven biển phía đông của thành phố.
  • Sân bay quốc tế Nội Bài thuộc Huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Sân bay cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 35km về phía Tây Bắc. Đây là cảng hàng không lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam. Ngoài ra, vị trí của sân bay quốc tế Nội Bài còn nằm gần các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Phúc Yên.

Ý nghĩa kinh tế – xã hội của cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài

  • Cả hai đều là những hệ thống vận tải quốc tế nhộn nhịp và lớn nhất của miền Bắc và cả nước.
  • Đóng vai trò quan trọng trong việc giao lưu và vận chuyển hàng hóa, hành khách ở các tuyến đường xa, quan trọng.
  • Đẩy mạnh quá trình hội nhập với thế giới. Bên cạnh đó là phát triển kinh tế của đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước.

Sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào?

Trả lời câu hỏi bài tập trang 79 sgk địa lý 9

Bài 1 trang 79 SGK Địa lí 9

Trình bày đặc điểm phát triển công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng thời kì 1995 – 2002.

Trả lời:

Trong thời kì 1995 – 2002, tỉ trọng khu vực công nghiệp- xây dựng của đồng bằng sông Hồng có xu hướng tăng từ 26,6% lên 36,0%.

Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp tăng mạnh từ 18,3 nghìn tỉ đồng (năm 1995) lên 55,2 nghìn tỉ đồng (năm 2002). Giá trị này chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước.

Một số ngành công nghiệp trọng điểm của đồng bằng sông Hồng như chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí. Những ngành công nghiệp đều tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng

Các sản phẩm công nghiệp quan trọng của khu vực: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng.

Sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào?

 Bài 2 trang 79 SGK Địa lí 9

Sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào? Đồng bằng sông Hồng có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực?

Trả lời:

Sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như sau:

  • Cung cấp đầy đủ nguồn lương thực cho khu vực và trong cả nước.
  • Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi bằng những loại cây hoa màu. Làm đa dạng ngành nông nghiệp trong khu vực.
  • Cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp sản xuất lương thực thực phẩm
  • Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu nổi tiếng trên thế giới là lúa gạo.
  • Giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến việc làm cho người dân.

Sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào?

Những điều kiện thuận lợi mà đồng bằng sông Hồng có để phát triển sản xuất lương thực như sau:

  • Địa hình tương đối bằng phẳng. Có diện tích rộng và đất phù sa màu mỡ. Phù hợp để sản xuất lương thực với quy mô lớn.
  • Khí hậu nóng ẩm thuận lợi và nguồn nước dồi dào do có sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp có thể thâm canh, tăng vụ 2-3 vụ/năm.
  • Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ thâm canh lúa nước.
  • Thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy được sản xuất phát triển.
  • Cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng được hoàn thiện và nâng cao. Đồng bằng sông Hồng đã áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Đặc biệt là mạng lưới thủy lợi.
  • Các chính sách mới và ưu tiên của Nhà nước dành cho sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng.

Những khó khăn mà đồng bằng sông Hồng gặp phải trong quá trình phát triển sản xuất lương thực là:

  • Vùng đất trong đê không được bồi tụ thường xuyên, đất bị bạc màu.
  • Bình quân đất canh tác trên đầu người còn thấp (khoảng dưới 0,05 ha/người).
  • Diện tích đất canh tác ít mở rộng. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa trong khu vực làm cho đất sản xuất lương thực ở một số nơi bị thu hẹp.
  • Thời tiết diễn biến bất thường. Có nhiều thiên tai xảy ra trong năm như bão, lũ, hạn, rét kéo dài,…
  • Thu nhập từ việc sản xuất lương thực còn quá thấp. Gây ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất.

Sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào?

Xem thêm:

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào. Hy vọng bài viết này của GiaiNgo đã giải đáp được thắc mắc của bạn. Theo dõi GiaiNgo mỗi ngày để biết thêm nhiều thông tin hay bạn nhé!