Quốc gia nào phát minh ra xe tăng đầu tiên trên thế giới?

Trong lịch sử chiến tranh của thế giới không thể không nhắc tới một loại vũ khí có sức tàn phá cực mạnh đó là xe tăng. Xe tăng hay có tên gọi phổ biến hơn trong tiếng anh là “tank”. Vậy quốc gia nào phát minh ra xe tăng đầu tiên trên thế giới? Cùng GiaiNgo tìm hiểu xem lịch sử hình thành của chiếc xe tăng đầu tiên và có sự ảnh hưởng quan trọng trong các cuộc chiến crủa nhân loại.

Quốc gia nào phát minh ra xe tăng?

Quốc gia nào phát minh ra xe tăng?

Xe tăng đầu tiên được phát minh ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.

quoc gia nao phat minh ra xe tang

Các mẫu xe tăng đầu tiên có tên gọi là gì?

Chiếc xe tăng đầu tiên ra đời với biệt danh là “Liitle Willie”. Xe tăng Liitle Willie ra đời vào 06/09/1915 ý tưởng phát minh của đại tá người Anh tên Ernest Swinton.

Xe tăng nặng nhất thế giới Panzerkampfwagen VIII Maus được xem là xe tăng nặng nhất trong lịch sử quân sự của thế giới. Xe tăng có trọng lượng lên tới 192 tấn ra đời vào năm 1944.

Xe tăng nhẹ nhất thế có tên gọi là “Bọ cạp” (Scorpion Light Tank) của Anh. Nó được hình thành từ những tấm hợp kim nhôm với trọng lượng là 1,9 tấn.

Xe tăng lưỡng dụng thủy bộ đầu tiên trên thế giới được đưa vào thử nghiệm tại Mỹ và Pháp sau chiên tranh thế giới kết thúc.

Vào năm 1950 của thế kỷ 20 để đối phó với xe tăng T-54 của Liên Xô. Chiếc xe tăng thấp nhất trên thế giới được sản xuất mẫu xe “S”.

Ai là người đưa ra ý tưởng sản xuất xe tăng đầu tiên?

Người đưa ra ý tưởng tạo ra chiếc xe tăng đầu tiên là đại tá người Anh tên Ernest Swinton.

Xe tăng đầu tiên được sử dụng trong cuộc chiến nào?

Xe tăng đầu tiên có biệt danh là “Little Willie” được ra đời vào 6/9/1915 được sử dụng cho trận chiến giữa quân Anh và quân Đức vào 15 tháng 9 năm 1916.

xe tang dau tien duoc su dung cho cuoc chien nao

Tên của trận đánh bằng xe tăng đầu tiên có tên là gì?

Xe tăng đầu tiên với tên gọi là Mark I trong cuộc chiến dịch sông Somme năm 1916, chạy bằng xích cứng.

Xem thêm:

Chiến dịch quân sự nào có nhiều xe tăng được sử dụng nhất từ trước đến nay?

Trận chiến xe tăng có quy mô lớn nhất trong lịch sử quân sự diễn ra vào ngày 12 tháng 7 năm 1943 tại làng Prokhorovka.

Đây là trận đánh có vai trò mấu chốt trong quá trình thực hiện kế hoạch hợp vây Hồng quân tại “chỗ lồi” Kursh.

Sơ đồ thiết kế xe tăng

Sơ đồ một loại xe tăng cơ bản sẽ bao gồm các bộ phận sau:

so do thiet ke xe tang

  • Xích
  • Nòng Pháo
  • Ốp xích nơi treo các tấm thép “váy” phía ngoài xích để chống trái phá chống tăng
  • Các ống phóng lựu cho hệ thống bảo vệ tích cực và tạo màn khói bảo vệ
  • Tháp pháo
  • Khoang động cơ, hộp số
  • Cửa nắp tháp pháp
  • Khe súng máy
  • Vỏ thân xe
  • Súng máy mũi xe

Đặc điểm của xe tăng

Điểm mạnh của xe tăng

Điểm mạnh của xe tăng thể hiện ở 3 chức năng chính trong chiến thuật: chức năng tấn công thọc sâu, chức năng tống tăng và chức năng trợ chiến bộ binh.

Chức năng tấn công thọc sâu:

Xe tăng có thể vượt mọi chướng ngại vật và các địa hình, địa chất phức tạp. Vận tốc của một chiếc xe tăng khá cao, có hỏa lực mạnh và độ bảo vệ tương đối tốt.

Bên tấn công sẽ dùng xe tăng để tấn công, thọc sâu chia cắt các đơn bị của địch phá vỡ hậu tuyến phòng ngự và các cơ quan liên lạc.

Chức năng chống tăng:

Quân phòng ngự để duy trì một lực lượng xe tăng thiết giáp hùng hậu, tập trung tại hậu tuyến phòng ngự của quân mình trở thành lực lượng phòng bị, phản công chống lại và hóa giải mũi thọc sâu của xe tăng đối phương.

Chức năng trợ chiến cho bộ binh

Được sử dụng làm pháo di động để trợ chiến cho bộ binh trong việc đánh quân địch phòng ngự trong công sự và trận địa kiên cố liên hoàn.

diem manh cua xe tang

Điểm yếu

  • Xe tăng dù rất lớn và vững chắc nhưng không thể so sánh với máy bay và trực thăng vì tầm quan sát kém và không thể chống lại các mục tiêu trên không.
  • Xe tăng kém hiệu quả tác chiến ở nơi rừng núi và thành phố.
  • Xe tăng có tầm quan sát yếu nên không hiệu quả khi bộ binh địch áp sát.

Chiến thuật sử dụng xe tăng

Vì điểm mạnh yếu nêu trên nên cần phải sử dụng xe tăng hợp lý theo đúng với chiến thuật:

  • Thứ nhất: Dùng lượng xe tăng tập trung theo các nhiệm vụ tác chiến
  • Thứ hai: Xe tăng không nên tấn công ở địa hình bộ binh, bộ binh cơ giới và vũ khí phòng không
  • Thứ ba: Không nên sử dụng xe tăng ở những mục tiêu là thành phố hoặc rừng núi vì sẽ bị bộ binh dễ dàng áp sát.

Phân loại xe tăng

Trước năm 1920, có bốn loại xe tăng:

  • Xe tăng siêu nhẹ: từ 2 đến 3 tấn
  • Xe tăng hạng nhẹ: từ 3 đến 15 tấn
  • Xe tăng hạng trung: từ 15 đến 40 tấn
  • Xe tăng hạng nặng: trên 40 tấn

phan loai xe tang

Từ năm 1960, xe tăng không chỉ phân theo trọng lượng, kích cỡ pháo xe tăng mà còn dựa theo công dụng và tính năng:

  • Xe tăng chủ lực
  • Xe tăng đặc chủng

Theo dõi GiaiNgo để cập nhập những thông tin thú vị và mới nhất nhé. Hy vọng, bạn đọc đã biết thêm phần nào thông tin về quốc gia nào phát minh ra xe tăng đầu tiên trên thế giới và chi tiết về những loại xe tăng trên thế giới.