Chế biến lương thực, thực phẩm đang là một trong những ngành công nghiệp phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hãy giải thích vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lại chiếm tỉ trọng cao nhất trong các ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Hãy cùng GiaiNgo khám phá ngay bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu thêm nhé!
Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất trong các ngành công nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long vì rất nhiều lí do khác nhau.
Trước hết, nơi đây là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu của nước ta bao gồm gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả,…
Ngoài ra, Đồng bằng sông Cửu Long có nguồn nguyên liệu phong phú từ ngư nghiệp. Đây là vùng có nghề cá phát triển hàng đầu cả nước, sản lượng thủy sản hơn 1/2 nước ta.
Bên cạnh đó, Đồng bằng sông Cửu Long cũng đồng thời là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới.
Đồng bằng sông Cửu Long có khá nhiều thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Trước hết, về vị trí địa lý, nơi đây tiếp giáp vùng biển rộng với nguồn lợi hải sản phong phú.
Bên cạnh đó, bờ biển dài hơn 700 km và có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn. Đặc điểm này vô cùng thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Ngoài ra, nội địa còn có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt.
Thêm một điểm thuận lợi nữa là nhờ khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động. Chính vì vậy điều này thuận lợi để nuôi trồng và đánh bắt quanh năm.
Nguồn thủy sản nơi đây tự nhiên phong phú và đa dạng như tôm, cá, cua biển, sò huyết… Đi cùng với đó là nguồn lao động lớn, dồi dào kinh nghiệm trong nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản.
Qua hình 36.2 ta có thể thấy các thành phố, thị xã, có cơ sở công nghiệp chế biến lương thực phẩm là: Tân An, Mĩ Tho, Bến Tre, Vĩnh Long, Cao Lãnh, Long Xuyên, Cần Thơ, Rạch Giá, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh.
Vận tải thủy có vai trò quan rất trọng thủy trong sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trước hết, đường thủy là loại hình giao thông phổ biến và tiện lợi khi di chuyển, đặc biệt trong mùa lũ.
Ngoài ra, giao thông vận tải đường thủy còn có vai trò hàng đầu trong gắn kết các địa phương ở đồng bằng với nhau. Bởi lẽ ở các vùng nông thôn, mạng lưới giao thông đường bộ còn kém phát triển. Chính vì vậy nên hoạt động vận tải còn vô cùng hạn chế.
Hơn nữa, vận tải thủy còn có vai trò quan trọng trong giao lưu giữa đồng bằng với các vùng khác, thậm chí là cả với nước ngoài.
Thành phố cần Thơ có nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Trước hết về vị trí địa lí, đây là nơi nằm ở trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì điều này nên việc giao lưu với các địa phương khác trong đồng bằng, thậm chí là với các vùng khác trong nước và ngoài nước đều vô cùng thuận lợi.
Tiếp đến, Cần Thơ còn có cơ sở hạ tầng phát triển nhất so với các thành phố khác trong vùng. Cụ thể có thể nói như:
Không chỉ vậy, Cần Thơ còn có quy mô dân số lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây tập trung nhiều lao động có chuyên môn kĩ thuật.
Đặc biệt, địa điểm nghiên cứu và đào tạo khoa học quan trọng nhất đối với Đồng bằng sông Cửu Long chính là đại học Cần Thơ.
Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước?
Những điều kiện thuận lợi giúp cho Đồng bằng sông Cửu Long có thể trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước là:
Ngoài ra, Đồng bằng sông Cửu Long còn có những thuận lợi về kinh tế và xã hội:
Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long mang lại rất nhiều ý nghĩa.
Trước hết, việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm sẽ giúp nâng cao giá trị và sức cạnh tranh. Bên cạnh đó là làm tăng khả năng xuất khẩu và đem lại nguồn thu lớn.
Ngoài ra còn góp phần sử dụng và bảo quản sản phẩm lâu dài hơn. Thậm chí là đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm.
Ý nghĩa quan trọng phải kể đến là giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản. Việc này tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa.
Xem thêm:
Thông qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn cũng đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Hãy giải thích vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lại chiếm tỉ trọng cao nhất trong các ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long” rồi phải không? Vậy thì hãy nhanh tay theo dõi GiaiNgo ngay để cập nhật thêm nhiều tin tức thú vị nhé.