Kinh tế và xã hội có quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại. Trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng GiaiNgo tìm hiểu mối quan hệ giữa sự chuyển biến kinh tế và sự chuyển biến xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Mối quan hệ giữa sự chuyển biến kinh tế và sự chuyển biến xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX được thể hiện như sau:
Kinh tế và xã hội có sự tác động qua lại lẫn nhau. Sự thay đổi và chuyển biến về kinh tế dẫn đến sự thay đổi và chuyển biến của xã hội.
Vì thế, vào đầu thế kỉ XX, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào nước ta. Sự ra đời của phương thức sản xuất này kết hợp với sự bóc lột theo kiểu chủ nghĩa tư bản nảy sinh đã sinh ra giai cấp công nhân, tư sản dân tộc và tiểu tư sản.
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến lớn như:
Bên cạnh những thay đổi tích cực, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều mặt tiêu cực:
Từ đây, chúng ta có thể kết luận rằng, nền kinh tế Việt Nam thời bấy giờ là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và lệ thuộc. Cơ sở hạ tầng do Pháp xây dựng chỉ phục vụ quyền lợi của chúng.
Với những chính sách khai thác thuộc địa của Pháp, tình hình xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến mới. Bên cạnh việc phân hóa những giai cấp cũ trong xã hội, còn xuất hiện thêm những tầng lớp và giai cấp mới.
Giai cấp địa chủ phong kiến:
Một bộ phận nhỏ trở nên giàu có nhờ việc chiếm đoạt ruộng đất của làng xã, nông dân. Một số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc Pháp chèn ép, áp bức nên có tinh thần chống Pháp.
Giai cấp nông dân:
Nông dân Việt Nam vốn đã khốn khổ vì thuế khóa, địa tô, phu phen tạp dịch, nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của Pháp. Một số khác bị mất đất, phải ra thành phố, công trường, hầm mỏ, đồn điền để xin việc nhưng chỉ một số ít kiếm được việc làm hoặc lương rất thấp.
Giai cấp công nhân:
Nền công nghiệp thuộc địa làm nảy sinh ra tầng lớp công nhân. Họ làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, xí nghiệp, công trường,….
Lực lượng công nhân thời kì này tuy số lượng ngày càng đông đảo nhưng còn non trẻ và mang tính tự phát. Họ đấu tranh chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế, đòi tăng lương, giảm giờ làm và cải thiện đời sống.
Tầng lớp tư sản: Tầng lớp tư sản xuất thân là các sĩ phu yêu nước, chịu ảnh hưởng của tư tưởng tư sản.
Tầng lớp tiểu tư sản: Tầng lớp tiểu tư sản gồm tiểu thương, tiểu chủ sản xuất và buôn bán hàng thủ công.
Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp có nhiều nội dung đáng chú ý, cụ thể:
Xã hội Việt Nam chuyển từ xã hội phong kiến độc lập sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
Cơ cấu xã hội có sự phân hóa và hình thành giai cấp mới. Cụ thể:
Xem thêm:
Bài viết đã chỉ rõ mối quan hệ giữa sự chuyển biến kinh tế và sự chuyển biến xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Hi vọng, thông tin này đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích về lịch sử của nước nhà. Tiếp tục theo dõi và ủng hộ GiaiNgo ở những bài viết tiếp theo nhé!