Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga chi tiết nhất

Trích đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” nằm trong chương trình bài giảng Ngữ văn 9 tập 1. Dưới đây là tài liệu soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, vô cùng hữu ích cho các bạn học sinh tự soạn và tìm hiểu thêm ở nhà. Cùng tham khảo bài viết của GiaiNgo nhé!

Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga chi tiết

Tìm hiểu chung tác giả, tác phẩm

Như các bạn đã biết, trích đoạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác. Trước khi đi vào nội dung chính của bài viết, mời các bạn độc giả tìm hiểu vài nét về tác giả Nguyễn Đình Chiểu.

Đôi nét về tác giả

Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), là nhà thơ lớn của nước Việt Nam ta trong những năm dài đau thương nửa sau thế kỉ XIX. Ông xuất thân trong một gia đình quan nhỏ, ở làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định.

soan bai luc van tien cuu kieu nguyet nga

Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng cho tinh thần hiếu học, cầu tiến, giàu lòng nhân nghĩa và yêu nước thương dân. Ông đã để lại cho đời nhiều áng thơ và bài văn tuyệt tác như “Truyện Lục Vân Tiên”, “Dương Từ Hà Mậu”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, ….

Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

  • Trích đoạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nằm trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên, được sáng tác vào đầu những năm 50 của thế kỉ XIX.
  • Truyện được lưu truyền rộng rãi dưới hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian như “kể thơ”, “nói thơ Vân Tiên”, “hát Vân Tiên” ở Nam Kì và Nam Trung Kì.

Tóm tắt nội dung

Ở quận Đông Thành, có một chàng trai khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn, tên là Lục Vân Tiên. Triều đình mở khoa thi, Vân Tiên từ giã thầy xuống núi để dự thi.

Trên đường trở về nhà thăm mẹ, chàng một mình đánh tan bọn cướp do Phong Lai chủ mưu. Vân Tiên cứu được Kiều Nguyệt Nga và mối lương duyên nên chồng nên vợ cũng bắt đầu từ đây.

Bố cục

Bố cục đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga được chia làm 2 phần:

Phần 1 (Từ đầu đến “Bị Tiên một gậy thác rày thân vong”): Lục Vân Tiên đánh bọn cướp.

Phần 2 (Còn lại): Lục Vân Tiên cứu được Kiều Nguyệt Nga và cuộc trò chuyện của cả hai.

soan bai luc van tien cuu kieu nguyet nga

Tham khảo thêm:

Tips soạn văn: Để hệ thống kiến thức rõ ràng hơn bạn nên vẽ ra 1 sơ đồ tư duy về bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. Đây là cách soạn văn tối ưu nhất mà các nhân viên của GiaiNgo đã áp dụng khi còn đi học. Tham khảo ngay bài viết Cách vẽ sơ đồ tư duy đẹp đơn giản để hiểu hơn nhé!

Trả lời câu hỏi sgk soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Câu 1 trang 115 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Kiểu kết cấu truyền thống nào đã được sử dụng trong truyện Lục Vân Tiên? Đối với văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kiểu kết cấu đó có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Truyện Lục Vân Tiên có kết cấu giống với các tác phẩm truyện trong văn học Việt Nam. Người tốt thường gặp nạn hoặc bị kẻ xấu hãm hại nhưng đến cuối cùng họ vẫn được phù trợ, cứu giúp.

Đối với văn chương tuyên truyền đạo đức thì kiểu kết cấu đó nhằm mục đích răn dạy con người, ước mơ công bằng chính nghĩa.

soan bai luc van tien cuu kieu nguyet nga

Câu 2 trang 115 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Đọc đoạn trích, em cảm nhận Lục Vân Tiên là một con người như thế nào? Hãy phân tích những phẩm chất của nhân vật quan hành động đánh cướp và qua cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga.

Trả lời:

Qua tìm hiểu đoạn trích này, chúng ta có thể cảm nhận hình ảnh chàng trai Lục Vân Tiên tài giỏi và hiệp nghĩa, thương người.

Những phẩm chất của Lục Vân Tiên được khắc họa cụ thể như sau:

  • “Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”: sự nhanh trí, gan dạ của Lục Vân Tiên.
  • Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ/Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân” – bản lĩnh của một người quân tử, trước khi ra tay chàng đã nêu rõ lý do là vì chính nghĩa, không phải là hành vi đánh lén.
  • Trận đánh diễn ra cay cấn: “bốn phía phủ vây bịt bùng” vô cùng nguy hiểm đối với Lục Vân Tiên. Tuy vậy, chàng vẫn “tả xung hữu đột” chẳng khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.
  • Lục Vân Tiên ngăn không cho hai cô gái ra ngoài và chỉ hỏi thăm tên tuổi, lí do gặp nạn: giữ đúng chuẩn mực đạo đức, nam nữ thụ thụ bất thân.
  • Khi nghe Kiều Nguyệt Nga bày tỏ mong muốn Lục Vân Tiên cùng đi đến gặp cha để đền ơn, Lục Vân Tiên nghe vậy từ chối: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn… Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.

soan bai luc van tien cuu kieu nguyet nga

Từ những hành động, ngôn ngữ và cách giao tiếp của chàng Lục Vân Tiên, có thể thấy đây là một anh hùng trượng nghĩa và có học thức.

Câu 3 trang 115 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích này đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn như thế nào? Hãy phân tích điều đó quan ngôn ngữ, cử chỉ của nàng.

Trả lời:

Theo đoạn trích, Kiều Nguyệt Nga là một tiểu thư nhà đài cát, có học thức và tuân thủ gia giáo.

Những phẩm chất này của Kiều Nguyệt Nga được suy ra từ những ngôn ngữ và cử chỉ của nàng với Lục Vân Tiên:

  • Cách xưng hô “quân tử”, “tiện thiếp” khiêm nhường. Qua cách trình bày vấn đề, có thể thấy nàng Nguyệt Nga ăn nói dịu dàng, mực thước “Làm con đâu dám cãi”, “Chút tôi liễu yếu đào tơ”.
  • Nàng cảm thấy áy náy và băn khoăn và tìm cách để trả ơn cho chàng vì đã có ơn cứu mạng còn cứu cả cuộc đời trong trứng của nàng. Cuối cùng, nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai khẳng khái, hào hiệp đó và đã dám liều mình để giữ trọn ân tình, thủy chung với chàng.

Câu 4 trang 115 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Theo em, nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình, nội tâm hay hành động, cử chỉ? Điều đó cho thấy Truyện Lục Vân Tiên gắn với loại truyện nào?

Trả lời:

Nhân vật trong đoạn trích được miêu tả chủ yếu qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ. Một phần vì Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ mù, cảm nhận mọi việc xung quanh chủ yếu là hành động lời nói tốt hơn.

Truyện Lục Vân Tiên gần với truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích, truyện thơ Nôm bình dân…), kể theo trình tự thời gian, nhân vật nhất quán tốt và xấu.

Câu 5 trang 115 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích?

Trả lời:

Ngôn ngữ bình dân, giản dị và gần gũi trong đời sống hàng ngày của người Nam Bộ. Lối kể chuyện đơn giản, tự nhiên và dễ hiểu, dễ nhớ.

Chủ đề tham khảo:

Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ngắn gọn

Dưới đây là phần nội dung soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ngắn gọn dành cho những bạn học sinh cần tham khảo những ý chính, từ đó diễn đạt theo ý của mình.

Tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm

Để nắm tốt phần sơ lược về tác giả và tác phẩm, các bạn cần lưu ý những điểm sau:

Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam vào những năm nửa sau thế kỉ XIX. Ông là người có tài, hiếu học và yêu nước thương dân.

Trích đoạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga kể về: chàng Lục Vân Tiên trượng nghĩa, ra tay cứu giúp người gặp nạn và cuộc gặp định mệnh giữa chàng và nàng Kiều Nguyệt Nga. Truyện ca ngợi phẩm chất đáng quý của Lục Vân Tiên và bài học về đạo đức và tình người.

Về phần bố cục và hoàn cảnh ra đời bài thơ, GiaiNgo đã chia sẻ cụ thể ở phần soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga chi tiết.

Trả lời câu hỏi sgk soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi sgk soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đã được GiaiNgo biên soạn cụ thể ở trên. Các bạn có thể tham khảo ý chính, rút gọn ý và diễn đạt theo khả năng hiểu bài của mình. Chúc các bạn thành công!

Trên đây là toàn bộ nội dung soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga bản chi tiết nhất và ngắn gọn nhất. Hi vọng tài liệu này của GiaiNgo sẽ giúp ích cho bạn nắm vững kiến thức. Theo dõi những bài viết thú vị tiếp theo của GiaiNgo nhé!