Soạn bài Sang thu đơn giản và ngắn gọn nhất

Bài thơ Sang thu là một trong những tác phẩm được rất nhiều người yêu thích bởi sự độc đáo của nó. Để soạn bài Sang thu sao cho ngắn gọn và đủ ý nhất, các bạn hãy cùng lướt xuống bài viết dưới đây để cùng GiaiNgo tìm hiểu chi tiết ngay nhé!

Tìm hiểu chung tác giả, tác phẩm

Để biết cách soạn bài Sang thu, trước tiên hãy khái quát về tác giả và tác phẩm nhé!

Đôi nét về tác giả Hữu Thỉnh

Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh. Ông sinh năm 1942, quê ở Vĩnh Phúc. Ông là một trong những nhà nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Nhà thơ Hữu Thỉnh thường viết rất nhiều bài thơ hay về con người, cuộc sống ở nông thôn và mùa thu. Các tác phẩm nổi tiếng được ông sáng tác như: Âm vang chiến hào (1975); Khi bé Hoa ra đời; Thư mùa đông (1981); Từ chiến hào tới thành phố (1985);…

Soạn bài Sang thu

Hoàn cảnh ra đời bài thơ Sang thu

Bài thơ Sang thu được nhà thơ Hữu Thỉnh sáng tác vào gần cuối năm 1977 trong một cuộc thi sáng tác thơ ca tại trại hè. Thời điểm ấy là ngay sau ngày giải phóng đất nước được 2 năm.

Bài thơ được in lần đầu ở báo “Văn nghệ”, sau đó in trong tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố” (xuất bản năm 1991).

Bố cục bài thơ Sang thơ

Bố cục bài thơ Sang thu gồm có 3 phần:

  • Phần 1 (Khổ 1): Cảm nhận về thiên nhiên lúc giao mùa, tín hiệu báo thu về.
  • Phần 2 (Khổ 2): Cảm nhận về quang cảnh trời đất lúc vào thu.
  • Phần 3 (Khổ 3): Những biến chuyển âm thầm của tạo vật và suy ngẫm về cuộc đời người lúc chớm thu.

Ý nghĩa nhan đề bài Sang thu

Nhan đề bài thơ Sang thu mang đậm chất trữ tình và sâu sắc. Trước hết, nhan đề giúp người đọc cảm nhận được những tín hiệu đặc trưng của mùa thu ở vùng đồng bằng Bắc bộ Việt Nam.

Ngoài ra, nhan đề này còn có ý nghĩa bộc lộ những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về sự chuyển mình của đất trời trong khoảnh khắc sang thu. Qua nhan đề Sang thu, người đọc phần nào cảm nhận được những rung cảm tác giả trước vẻ đẹp tạo hoá. Hơn thế nữa là thể hiện tình yêu thiên nhiên cuộc sống của nhà thơ.

Soạn bài Sang thu

Đọc thêm: Ý nghĩa nhan đề Sang thu là gì? Phân tích ý nghĩa nhan đề

Soạn bài Sang thu

Để hiểu rõ hơn về cách soạn bài Sang thu, hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn qua các câu hỏi và phần luyện tập trong SGK Ngữ Văn 9 tập 2 nhé!

Trả lời câu hỏi SGK

Câu 1 (trang 71 SGK Ngữ văn 9 tập 2)

Sự biến đổi của đất trời sang thu được cảm nhận từ sự tinh tế của tác giả:

  • Bỗng: sự ngạc nhiên, bâng khuâng trước sự biến đổi của đất trời.
  • Hương ổi phả trong gió se.
  • Sương chùng chình qua ngõ.

Soạn bài Sang thu

Khoảnh khắc giao mùa mang tới cảm nhận ngỡ ngàng, xao xuyến trong tâm trạng tác giả. Nhà thơ gợi tả sự biến chuyển khoảnh khắc sang thu bằng nhiều yếu tố, nhiều giác quan:

  • Chim vội vã, sông dềnh dàng.
  • Đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” – hình ảnh giàu sức biểu cảm.

Những chi tiết cụ thể làm nổi bật lên cảm nhận tinh tế và có chọn lọc của nhà thơ thông qua những quan sát chân thực.

Câu 2 (trang 71 SGK Ngữ văn 9 tập 2)

Tác giả đã vô cùng tinh tế khi nhận ra những dấu hiệu đầu tiên của mùa thu. Sự tinh tế ấy được thể hiện qua các từ ngữ: bỗng, phả vào, chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình.

Hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se. Hình ảnh sương đầu thu gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên nhiên. Bên cạnh đó, bức tranh còn được tô điểm thêm bởi những cánh chim bắt đầu vội vã buổi hoàng hôn.

Soạn bài Sang thu

Dòng sông vào thu dường như cũng chảy chậm hơn, thong thả hơn so với mùa hạ. Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”.

Nắng vẫn còn, nhưng những cơn mưa mùa hạ đã không còn nhiều và sấm cũng không lớn như mùa hạ nữa, nó không còn khiến cây cối. Lúc này cũng bớt đi những tiếng sấm bất ngờ gắn cùng những cơn mưa rào mùa hạ thường có.

Câu 3 (trang 71 SGK Ngữ văn 9 tập 2)

Hình ảnh đặc sắc nhất bài thơ đó là: “Có đám mây mùa hạ/Vắt nửa mình sang thu”.

Với hai câu thơ này, tác giả đã rất tinh tế khi quan sát các thiên nhiên xung quanh để nhận ra sự thay đổi của thiên nhiên. Hữu Thỉnh nhìn thấy đám mây mùa hạ đang dần chuyển mình sang thu.

Bằng những hình ảnh nhân hóa, hai câu thơ đã được liên tưởng gợi hình, gợi cảm và vô cùng nên thơ. Hai câu thơ cuối bài:”Sấm cũng bớt bất ngờ/Trên hàng cây đứng tuổi” mang rất nhiều ý nghĩa tả thực và ý nghĩa ẩn dụ. Trước hết, ý nghĩa tả thực được thể hiện qua hình ảnh sấm gắn với cơn mưa mùa hạ cũng đã bớt dần.

soạn bài Sang thu

Về ý nghĩa ẩn dụ, hình ảnh sấm là những gì bất thường dữ dội trong cuộc sống và hàng cây đứng tuổi ẩn dụ cho người từng trải. Con người từng trải sẽ bình thản hơn, trưởng thành hơn, điềm đạm chín chắn hơn với những bão tố của cuộc đời.

Mùa thu sang, tiếng sấm cũng như dịu đi, không còn khiến con người ta thấy bất ngờ. Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” ở đây ẩn dụ cho những con người đã từng trải qua sóng gió của cuộc đời.

Luyện tập

Các bạn hãy lướt ngay xuống dưới đây và bài luyện tập để hiểu rõ hơn về cách soạn bài Sang thu nhé!

Câu hỏi (trang 72 SGK Ngữ văn 9 tập 2)

Bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh là một trong những bài thơ miêu tả tinh tế, đặc sắc nhất sự biến đổi của cảnh vật trong không gian cuối hạ đầu thu. Trước khung cảnh giao mùa tuyệt đẹp ấy, tác giả không chỉ thể hiện lòng yêu mến vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương đất nước mà còn đồng thời thể hiện những suy ngẫm về triết lý cuộc đời.

Sang thu mang đậm cái hương vị ấm nồng của chớm thu ở miền quê nhỏ. Với những dấu hiệu tinh tế nhất: Hương ổi chín, làn gió se lạnh, màn sương mỏng manh đầu ngõ.

Bên cạnh đó còn là những hình ảnh sông “dềnh dàng” hơn, chim vội vã, đám mây trên không trung như còn lưỡng lự níu kéo mùa hạ sang với mùa thu.

Soạn bài Sang thu

Nhưng thiên nhiên vẫn luôn vận hành, thời gian vẫn trôi đi và con người cũng lớn dần, trưởng thành, chín chắn hơn. Bằng những lời thơ ngắn gọn hàm súc, hình ảnh giàu sức biểu cảm, tác giả đã làm nổi bật lên sự chuyển biến đất trời nhẹ nhàng và rõ rệt.

Qua bài viết trên, có lẽ các bạn cũng đã biết cách soạn bài Sang thu rồi phải không nào? Vậy thì còn chần chờ gì nữa, hãy theo dõi GiaiNgo ngay để cập nhật thêm nhiều thông tin mới mẻ và bổ ích nữa nhé!