Bật mí 2 ý nghĩa nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí

Ý nghĩa nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí mang giá trị lịch sử to lớn. Đọc tác phẩm, nhiều người phần nào hình dung được xã hội trong đầu thế kỷ XIX ra sao. Cùng GiaiNgo tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí nhé.

Giải thích ý nghĩa nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí

Ý nghĩa nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí là tái hiện chân thực bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam khoảng ba mươi năm cuối thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX. Tác phẩm tập trung vạch trần sự thối nát dẫn đến sụp đổ của tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh.

Giải thích ý nghĩa nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí 

Đồng thời, ý nghĩa nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí còn ngợi ca phong trào nông dân khởi nghĩa Tây Sơn và người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Tác phẩm này nằm trong chương trình ngữ văn lớp 9.

Ngoài ra, ý nghĩa nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí còn ghi chép về sự nhất thống của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Cuốn tiểu thuyết có tất cả 17 hồi.

Tham khảo thêm:

Chủ đề tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí là gì?

Chủ đề tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí là phản ánh sự sụp đổ của triều đại Lê – Trịnh. Đồng thời, nói lên sự hỗn loạn của Đàng Ngoài cuối thế kỉ XVIII.

Chủ đề tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí là gì? 

Bên cạnh đó, tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí còn ca ngợi khí thế như sấm sét của phong trào nông dân Tây Sơn. Tác phẩm nói lên tài trị xuất chúng của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.

Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Hoàng lê nhất thống chí bao gồm:

  • Tác phẩm nổi bật là một tiểu thuyết chương hồi viết bằng chữ Hán. Tác phẩm có cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự kiện.
  • Đồng thời, tác phẩm còn khắc họa nhân vật chủ yếu qua hành động, lời nói, kể chuyện xen miêu tả sinh động và cụ thể, gây ấn tượng mạnh

Tại sao gọi Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết lịch sử?

Hoàng Lê nhất thống chí được coi là cuốn tiểu thuyết lịch sử vì đây là tác phẩm văn xuôi đầu tiên có quy mô lớn của bộ sử thi. Tác phẩm mang giá trị về văn học và sử học.

Tác giả tái hiện lại bức tranh xã hội phong kiến đầy biến động cuối thế kỉ XVIII. Những nhân vật ở tầng lớp trên của xã hội phong kiến không còn giữ đúng vai trò, trách nhiệm với dân.

Tại sao gọi Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết lịch sử? 

Trong triều đình, vua chúa tham quan sống sa đọa. Vua Cảnh Hưng cam chịu sống bạc nhược, Trịnh Tông trở thành con rối của đám kiêu binh.

Vua tôi Lê Chiêu Thống bán nước, luồn cúi. Cuốn tiểu thuyết lịch sử chương hồi này phản ánh rõ nét đời sống cơ cực của người dân dưới thời Lê mạt, bất ổn, đói khổ.

Bên cạnh đó là hình ảnh nghĩa quân Tây Sơn mà nổi bật là hình ảnh người anh hùng áo vải. Anh hùng Nguyễn Huệ trí tuệ sáng suốt, có tài cầm quân, có công đánh đuổi ngoại xâm ra khỏi bờ cõi.

Tác giả và ý nghĩa nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí

Tác giả của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí là Ngô Gia Văn Phái. Đây là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì. Trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du.

Tác giả và ý nghĩa nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí

Ngô Thì Chí (1753-1788) làm quan dưới thời vua Lê Chiêu Thống. Ngô Thì Du (1772-1840) là tác giả làm quan dưới thời nhà Nguyễn. Quê quán của hai tác giả này ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.

Tác phẩm gồm 17 hồi. Bảy hồi đầu tiên là phần chính biên do Ngô Thì Chí viết. Mười hồi tiếp theo là phần tục biên, trong đó có 7 hồi được cho là Ngô Thì Du viết, còn 3 hồi cuối cùng viết có tính chất chắp vá và có cả những sự việc thời Tự Đức.

Tương truyền, người chắp vá tác phẩm là Ngô Thì Thuyết (có người đọc là Thiến). Các nhà nghiên cứu và bổ trợ tác phẩm hoàn chỉnh là một tác giả vô danh khác.

Hiểu được ý nghĩa nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí sẽ giúp bạn nắm bắt nội dung tác phẩm nhanh chóng hơn. Từ ý nghĩa nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí cho ta thấy giá trị thiêng liêng của vị những anh hùng chống giặc. Đồng thời hiểu thêm được bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Ngoài ra, để biết thêm nhiều thông tin thú vị khác thì bạn đừng quên theo dõi GiaiNgo nhé.

Kiến thức hữu ích: