Bài viết này sẽ giúp bạn biết được một cách chi tiết nhất lễ Phật Đản là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa lễ Phật Đản là gì. Hãy tìm hiểu cùng GiaiNgo nhé!
Lễ Phật Đản là ngày kỷ niệm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được sinh ra ở thế kỷ thứ VII trước Công Nguyên trong hình hài của một nhân vật lịch sử.
Đây được xem là một ngày Đại Lễ. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa lễ Phật Đản là gì? Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu ở phần sau nhé!
Trước khi làm rõ ý nghĩa của lễ Phật Đản, bạn đã biết nguồn gốc và ý nghĩa lễ Phật Đản chưa?
Nguồn gốc lễ Phật Đản được cho là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca.
Ngài sinh vào ngày mùng 8/4 âm lịch tại vườn Lâm Tỳ Ni. Do đó, lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm, vào ngày rằm tháng tư, ở các nước theo đạo Phật. Ngày này hằng năm chính là để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.
Ý nghĩa lễ Phật Đản là để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời, như GiaiNgo đã đề cập ở trên.
Không chỉ thế, người ta quan niệm rằng, vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, Tứ vô lượng tâm.
Bên cạnh đó, họ còn thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng.
Lễ Phật Đản tại Ấn Độ tổ chức như một lễ hội truyền thống địa phương. Tại đây, người Phật tử tại Ấn Độ sẽ mặc đồ màu trắng và tập trung tại các ngôi chùa, tu viện để tụng kinh và ăn bánh gạo, cháo ngọt.
Việc làm này là để tưởng nhớ nàng Sujata đã dâng bát cháo sữa cúng dường Đức Phật trước khi thành đạo.
Không chỉ vậy, các cửa hàng, doanh nghiệp thường giảm thời gian làm việc để đi chùa lễ bái, ăn chay và thực hiện từ thiện, bố thí cho người nghèo trong suốt dịp lễ hội.
Điều này cũng một phần nói lên ý nghĩa lễ Phật Đản tại nước này.
Vào ngày lễ Phật Đản, người dân Nepal thắp nến và làm lễ cầu nguyện tại các tự viện.
Bên cạnh đó, mọi người sẽ không ăn thịt và sẽ quyên góp cho người nghèo. Đây được xem là hành động thể hiện rõ nhất ý nghĩa lễ Phật Đản tại Nepal.
Vào ngày Phật Đản ở Myanmar, hoạt động nổi bật nhất là lễ tưới cây bồ đề được tổ chức khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Trong khoảng thời gian diễn ra lễ Phật Đản, hầu hết mọi người thường đến chùa, đến các thiền viện, tu viện để tham dự lễ tưới cây bồ đề.
Một phần của những việc đó thể hiện ý nghĩa của lễ Phật Đản tại nơi đây.
Tại Sri Lanka, lễ Phật Đản thường kéo dài một tuần tại quốc gia này. Bên cạnh với việc cầu nguyện tại các ngôi chùa, mọi người cũng sẽ tạo ra những bức họa lớn phản ánh về cuộc đời của Đức Phật.
Vào ngày Phật Đản, mọi người tham gia lễ rước Phật bắt đầu tại Mendut – ngôi tự viện Phật giáo lâu đời nhất của Indonesia và kết thúc tại Borobudur.
Đây được xem là việc quan trọng nhất trong ý nghĩa của lễ Phật Đản được diễn ra hằng năm.
Vào ngày này, Phật tử tụ tập về đây để nghe thuyết pháp và tụng kinh. Họ mang thức ăn, hoa và nến để cúng dường Tam bảo.
Điều này tượng trưng cho tầm quan trọng của việc buông bỏ vật chất.
Lễ Phật Đản tại nước này được long trọng tổ chức các pháp hội như: Tắm Phật, truyền đăng, thuyết giảng, Quy y, phóng sinh,….
Ngoài ra còn có cả lễ hội đường phố nhân dịp kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh.
Pháp hội Tắm Phật toàn Đài Loan lấy “tăng trưởng từ bi tâm đơn thuần, hàm dưỡng trí tuệ ái chân thiện” làm chủ đề, để nhắc nhở tất cả mọi người đồng trở về cuộc sống tiết kiệm đơn giản; tâm không tà niệm, làm không gian lận, tự mình khắc khổ đem lợi ích đến cho mọi người.
Trong các ngôi chùa vào ngày lễ Phật Đản ở Nhật Bản, người ta rưới một loại trà được tạo ra và pha chế từ các loại hoa lên các bức tượng Phật sơ sinh.
Bên cạnh đó, họ đeo những chiếc vòng được kết từ hoa sen quanh cổ của Ngài. Điều này tượng trưng cho việc hoa và nước từ trên trời rưới xuống để cúng dường Đức Phật khi Ngài đản sanh.
Ngày lễ Phật đản ở Hàn Quốc nổi tiếng với đèn lồng sặc sỡ. Trước ngày lễ một tháng, người ta đã treo những chiếc đèn lồng hình hoa sen ở khắp các đường phố và chùa chiền.
Việc làm này được xem là điều không thể thiếu để thể hiện ý nghĩa lễ Phật Đản tại xứ sở kim chi này.
Càng ngày lễ Phật Đản tại Việt Nam càng được tổ chức với quy mô hoành tráng, long trọng ở các chùa, cơ sở tự viện trên toàn cả nước với nhiều hoạt động phong phú như diễu hành, rước xe hoa, lễ tắm Phật,…
Xem thêm: Đôi nét về Phật giáo – Vị Phật đầu tiên là ai? Hỉ nộ ái ố là gì? Giải đáp 1001 ý nghĩa của hỉ nộ ái ố
Xem thêm:
Các món phổ biến được sử dụng trong ngày lễ Phật Đản là:
Lễ Phật đản năm 2022 diễn ra vào:
Hiểu được nguồn gốc và ý nghĩa lễ Phật Đản là nội dung chính trong bài viết mà GiaiNgo muốn gửi đến bạn. Theo dõi tiếp các bài viết sau để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!