Thằn lằn là một trong những loài vật khá quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, có một điều thú vị ở đuôi thằn lằn khiến nhiều người tò mò và không hiểu lý do. Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao thằn lằn bị đứt đuôi đuôi của nó có thể được tái sinh không? Cùng GiaiNgo đi tìm câu trả lời nhé!
Những câu hỏi thằn lằn bị đứt đuôi có mọc lại không, vì sao thằn lằn có thể mọc lại đuôi,… đầy quen thuộc nhưng dường như không phải ai cũng có thể trả lời ngay được. Có nhiều cách lý giải khác nhau về lý do tại sao thằn lằn bị đứt đuôi có thể tái sinh lại được.
Tùy theo mục đích tìm kiếm hỗ trợ cho việc học tập hay nghiên cứu, tìm hiểu thông tin, GiaiNgo gửi đến bạn những câu trả lời phù hợp nhất.
Nội dung bài 17 Tế bào trong sách Khoa học tự nhiên lớp 6 có câu hỏi vì sao khi thằn lằn bị đứt đuôi, đuôi của nó có thể được tái sinh. Dưới đây là câu trả lời giúp cho các bạn học sinh và phụ huynh có thể có đáp án dễ dàng, chính xác nhất.
Thằn lằn bị đứt đuôi, đuôi của nó có thể được tái sinh mới vì lý do tế bào ở gốc đuôi con thằn lằn có khả năng lớn lên và sinh sản. Nó sẽ giúp tạo ra các tế bào mới, thay thế cho tế bào đã mất ở phần đuôi bị đứt. Từ đó mà thằn lằn có thể mọc đuôi mới sau khi bị đứt đuôi.
Sự sinh sản của tế bào ở thằn lằn nói chung và ở một số sinh vật khác còn có vai trò tạo ra các tế bào mới. Nó giúp thay thế cho các tế bào bị tổn thương hay tế bào chết ở sinh vật.
Bên cạnh đó, để lý giải vì sao thằn lằn bị đứt đuôi đuôi của nó có thể được tái sinh, các nhà khoa học đã có những nghiên cứu cụ thể. Họ thực hiện nghiên cứu của mình trên đuôi của con thằn lằn màu xanh lá (tên khoa học của nó là Anolis carolinensis).
Cụ thể con thằn lằn xanh lá này có thể chịu hy sinh mất phần đuôi để có thể thoát được các loài động vật ăn thịt và sau đó chúng mọc đuôi trở lại.
Tại vị trí khu vực đuôi được tái tạo đó kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy có ít nhất 326 gen ở khu vực này. Nó bao gồm cả gen liên quan đến sự phát triển của phôi thai, phản ứng các tín hiệu nội tiết tố, chữa lành vết thương.
Sau khi có kết quả nghiên cứu thành công, nhóm nhà khoa học này đã công bố nội dung trên tạp chí PLoS ONE, Sciencedaily. Cùng với đó, các nhà khoa học khẳng định có thể ứng dụng công thức di truyền tái sinh ở thằn lằn để có thể làm mọc lại sụn mới, cơ hay dây cột sống trong một tương lai gần.
Thực tế cho thấy việc tái sinh đuôi cũng xuất hiện ở các loại động vật khác như ếch, kỳ nhông hay nòng nọc. Tuy nhiên, việc đuôi của thằn lằn tái sinh nó mang ý nghĩa độc đáo hơn.
Tuy nhiên, không phải khi mất đuôi thằn lằn có thể tái sinh ngay một chiếc đuôi mới cho mình. Theo như kết quả của nhóm nhà khoa học chia sẻ thì chúng cần đến khoảng 2 tháng để phục hồi đuôi bị đứt.
Thông qua lý giải đơn giản cũng như là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, bạn đã hiểu được lý do vì sao thằn lằn bị đứt đuôi, đuôi của nó có thể được tái sinh rồi phải không nào.
Hy vọng trong tương lai, với sự phát triển mạnh mẽ thì sẽ có những nghiên cứu mới mẻ ứng dụng được sự tái tạo tế bào này vào con người. Có thể hỗ trợ điều trị, chữa bệnh,… và đánh dấu sự phát triển vượt bậc của y học.
Bên cạnh nội dung trên, bạn cũng có thể tham khảo thêm những thông tin thú vị xoay quanh loài động vật độc đáo này.
Thằn lằn sống chủ yếu ở nơi có khí hậu ấm áp hoặc vùng ôn đới. Những vùng khí hậu này bao gồm cả kiểu rừng nhiệt đới, vùng khí hậu cận nhiệt đới hay cả ở sa mạc.
Tuy nhiên, môi trường sống của chúng khá linh hoạt. Bạn cũng có thể dễ dàng nhìn thấy thằn lằn ở khu vực có đá, bụi rậm, nơi đồng cỏ, rừng thấp,… hoặc trong cả thành phố.
Thằn lằn có nhiều loại. Có các loại thằn lằn ăn thịt, ăn tạp và cả thằn lằn ăn cỏ.
Thằn lằn sợ nhất là mùi của hóa chất và thuốc tẩy. Những mùi này lạ và chúng sẽ cảnh giác, sợ gây nguy hiểm cho bản thân.
Bên cạnh đó, thằn lằn còn sợ những mùi như mùi của vỏ trứng, mùi của tỏi, mùi của hành và mùi của sả.
Khi biết thằn lằn sợ gì nhất, người ta thường áp dụng nó vào cuộc sống để giúp đuổi thằn lằn ra khỏi nhà đơn giản và hiệu quả.
Trong tiếng Anh thằn lằn là lizard. Phiên âm quốc tế là /'lizəd/.
Nhà có nhiều thằn lằn vì ở trong nhà chúng có thể dễ dàng bắt được các con mồi như ruồi, muỗi, kiến, gián, nhện,...
Bây giờ bạn đã hiểu được lý do vì sao thằn lằn bị đứt đuôi đuôi của nó có thể được tái sinh rồi phải không? GiaiNgo mong rằng, với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn bổ sung cho mình nhiều kiến thức thú vị trong chương trình Khoa học tự nhiên lớp 6. Bên cạnh đó cũng hỗ trợ thêm nhiều kiến thức bên ngoài khác về con thằn lằn.