Vì sao phân hữu cơ vi sinh lại có hạn sử dụng ngắn hơn phân hữu cơ?

Trong chương trình sách Công Nghệ lớp 10 Cánh diều, câu hỏi vì sao phân hữu cơ vi sinh lại có hạn sử dụng ngắn hơn phân hữu cơ khiến nhiều bạn học sinh lúng túng. Dưới đây, GiaiNgo sẽ lý giải cho bạn biết nguyên nhân vì sao. Cùng cập nhật ngay nhé!

Phân hữu cơ vi sinh là gì?

Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón dành cho cây trồng có chứa một hay nhiều loại chủng vi sinh vật có ích. Nó được sản xuất bằng cách pha trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ, rồi sau đó cho lên men.

Tác dụng của phân hữu cơ vi sinh:

  • Cải tạo môi trường sống.
  • Bổ sung nguồn vi sinh vật có lợi cho cây trồng.
  • Nâng cao chất lượng cây trồng.

Tuy vậy, phân hữu cơ vi sinh lại có hạn sử dụng ngắn hơn phân hữu cơ. Điều này làm nhiều người thắc mắc.

Phân hữu cơ vi sinh là gì

Vì sao phân hữu cơ vi sinh lại có hạn sử dụng ngắn hơn phân hữu cơ?

Phân hữu cơ vi sinh có hạn sử dụng ngắn hơn phân hữu cơ vì ở phân hữu cơ vi sinh, chúng chứa nhiều vi sinh vật sống. Tuy nhiên, về tuổi thọ và sự tồn tại của chúng lại phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Đó là lý do mà thời gian sử dụng phân hữu cơ vi sinh ngắn hơn phân hữu cơ.

Mặc dù có hạn sử dụng ngắn, tuy nhiên phân hữu cơ vi sinh lại có nhiều ưu điểm nổi bật được nhiều người lựa chọn.

Những ưu điểm của phân bón hữu cơ vi sinh là:

  • Phân bón hữu cơ vi sinh mang lại sự tác động tích cực trong việc cải tạo đất, giúp duy trì, nâng cao độ phì nhiêu. Qua đó cũng giúp tăng độ phì nhiêu cho đất nông nghiệp một cách bền vững và dài lâu hơn.
  • Phân bón hữu cơ vi sinh có cách sử dụng đơn giản; sự tác động của nó khá nhẹ nhàng, không có ảnh hưởng làm chết cây, khiến đất bị thoái hóa, bạc màu, chua hay phèn,…
  • Phân bón hữu cơ vi sinh ra đời là loại phân bón có thể thay thế cho phân bón hóa học. Nó có thể cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây mà không phải loại phân bón hóa học nào cũng có thể làm được.
  • Phân bón hữu cơ vi sinh có chứa các vi khuẩn phân giải. Nó hỗ trợ nâng cao hiệu quả hấp thụ các chất dinh dưỡng khó hấp thu, các loại không hòa tan hay khó tiêu thành các hợp chất dễ hấp thu.
  • Phân bón hữu cơ vi sinh là loại phân bón thân thiện với môi trường; đặc biệt là chúng an toàn cho con người và cả động vật.

Vì sao phân hữu cơ vi sinh lại có hạn sử dụng ngắn hơn phân hữu cơ

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại phân hữu cơ vi sinh, bạn có thể xem thêm nội dung phân loại phân hữu cơ vi sinh theo bảng bên dưới:

STT Loại phân hữu cơ vi sinh Đặc điểm
1 Phân bón hữu cơ vi sinh cố định đạm
  • Phân bón bao gồm các vi khuẩn, vi sinh vật giúp chuyển đổi Nitơ trong khí quyển thành dạng mà cây trồng có thể hấp thụ, sử dụng.
  • Phân loại:
    • Vi sinh vật cố định đạm tự do
    • Vi sinh vật cố định đạm cộng sinh
2 Phân bón hữu cơ vi sinh phân giải lân
  • Phân bón chứa các vi sinh vật, giúp phân giải lân để cây có thể sử dụng và hấp thụ.
3 Phân bón hữu cơ vi sinh phân giải kali/silic
  • Chứa các vi sinh vật có khả năng tiêu hóa các chất, giải phóng các chất để cây trồng dễ hấp thụ.
4 Phân bón hữu vi sinh phân giải chất hữu cơ/cellulose
  • Phân bón có chứa các vi sinh vật.
  • Hỗ trợ tiêu hóa chất xơ, xác bã thực vật, phân tươi,…
5 Phân bón hữu cơ vi sinh ức chế các vi sinh vật gây bệnh
  • Chứa các vi khuẩn có khả năng ký sinh, đối kháng.
  • Tiết ra hợp chất ức chế, ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật nguy hiểm.
6 Phân bón hữu cơ vi sinh cung cấp dinh dưỡng khoáng vi lượng
  • Cung cấp chất dinh dưỡng khoáng vi lượng để cây dễ hấp thụ.
7 Phân bón hữu vi sinh sản xuất các chất kích thích sinh trưởng
  • Kích thích sự phát triển của cây trồng.
  • Hoạt động như thuốc trừ sâu sinh học, bảo vệ cây trồng khỏi các tác nhân xấu.

Thông tin khác về phân hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh được sử dụng khá phổ biến. Vì vậy nhiều người quan tâm đến cách sử dụng cũng như giá thành của loại phân này.

Cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh

Tùy theo mục đích sử dụng phân hữu cơ vi sinh mà bạn có thể có các cách sử dụng sao cho phù hợp.

  • Dùng để bón lót: Có thể rải phân hữu cơ vi sinh theo hàng lên trên mặt đất, hoặc vùi vào trong đất, trong những hố chuẩn bị trồng cây.
  • Dùng để bón thúc: Chỉ nên áp dụng bón phân hữu cơ vi sinh để bón thúc với những cây trồng lâu năm. Bạn có thể áp dụng bón rải lên mặt đất cách xa gốc cây, ở ngoài mép tán cây. Nó sẽ được rễ hấp thụ nuôi cây.

Cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh

Sử dụng phân hữu cơ vi sinh cần chú ý gì?

Phân hữu cơ vi sinh tồn tại nhiều vi sinh vật có ích còn sống. Vì vậy chúng ta không nên kết hợp chúng với các chất, thuốc,… có tính oxi hóa cao. Như vậy nó sẽ khiến các vi sinh vật có ích bị hủy.

Bên cạnh đó, nếu muốn sử dụng các loại phân bón khác nhau thì nên cách khoảng thời gian khoảng 2 tuần là phù hợp. Và phân hữu cơ vi sinh có hạn sử dụng ngắn, do đó cần chú ý sử dụng sao cho phù hợp, tránh lãng phí.

Hiện, trên thị trường phân bón có đa dạng thương hiệu phân hữu cơ vi sinh. Mỗi loại sẽ có ưu và nhược điểm riêng, và đi cùng đó là giá cả khác nhau.  Bạn có thể cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu cũng như tài chính của bản thân nhé!

Vừa rồi, GiaiNgo đã tổng hợp các nội dung để bạn hiểu được lý do vì sao phân hữu cơ vi sinh lại có hạn sử dụng ngắn hơn phân hữu cơ. Bên cạnh đó, những kiến thức hay về khái niệm, tác dụng, phân loại,… của phân hữu cơ vi sinh cũng được gợi mở. Hy vọng nó sẽ mang đến bạn nhiều thông tin hay và hữu ích để học tốt hơn nhé!