Vì sao mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất? Đây có lẽ là thắc mắc của nhiều người mỗi khi có những trận mưa lớn ở nông thôn. Vậy hãy để GiaiNgo trả lời giúp bạn nhé!
Giun đất là loài vật quen thuộc trong đất ẩm ở những vùng nông thôn. Giun đất thường chui lên mặt đất vào ban đêm để kiếm ăn hoặc sau những trận mưa lớn kéo dài.
Giun đất hay còn có tên gọi là trùn đất. Đây là một loài động vật có cấu trúc cơ thể ống trong ống; được phân đoạn bên ngoài với bên trong tương ứng. Chúng thường có các lông cứng trên tất cả các phân đoạn.
Giun đất thường sống ở những khu vực đất ẩm ướt, ruộng đồng, nương rẫy, đất hoang sơ,… Ở đó có nhiều mùn hữu cơ là nguồn cung cấp thức ăn cho giun đất. Giun đất là loài động vật không xương sống, thuộc Ngành Giun đốt. Hệ tiêu hóa của giun đất chạy dọc theo chiều dài cơ thể.
Giun đất là động vật lưỡng tính và có một bộ phận đặc trưng gọi là bao sinh dục. Chúng sử dụng bộ phận này trong quá trình giao phối. Sau khi giao phối thành công, từ bao sinh dục sẽ nở ra thế hệ giun tiếp theo.
Giun đất có khả năng phục hồi lại toàn bộ cơ thể đã mất nếu như phần đầu còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, chúng không có khả năng tạo ra các cá thể mới khi bị chia nhỏ thành nhiều đoạn.
Giun đất ăn nhiều loại vật chất. Chúng được mô tả là loài ăn tạp khi ăn cả thực vật và động vật. Tuy nhiên, thức ăn chủ yếu của chúng là vụn thực vật và mùn đất.
Theo nghiên cứu, giun đất ăn thực vật và động vật đang phân hủy. Chúng ăn các vi sinh vật nhỏ và các chất hữu cơ phân hủy từ lá, cỏ và xác chết động vật. Một số loài còn ăn nấm, tảo và vi khuẩn.
Giun đất có nhiều lợi ích đối với nhà nông:
Vai trò của giun đất là:
Máu của giun đất màu đỏ vì giun đất có hệ tuần hoàn kín. Máu giun đất mang huyết sắc tố nên máu có màu đỏ. Chất lỏng màu đỏ chảy ra như bạn thấy chính là máu của giun đất.
Theo nghiên cứu chỉ ra, giun đất là loài động vật vô hại. Chúng không những không có tác hại mà còn có rất nhiều lợi ích.
Mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất vì để chúng có thể hô hấp. Giun đất thở bằng da nên có thể sống ở trong đất. Bởi vì ở dưới đó cũng có một lượng không khí đủ để cho giun thực hiện hô hấp.
Khi trời mưa nhiều sẽ làm cho đất thấm nước và làm giảm lượng không khí trong đất. Điều này sẽ làm cho giun đất khó có đủ lượng oxy để cung cấp cho cơ thể. Vì vậy, để đảm bảo cho quá trình sinh tồn, chúng cần phải chui lên mặt đất.
Như vậy, qua bài phân tích trên, chúng ta đã biết được vì sao mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất. Loài động vật tuy nhỏ bé nhưng có vai trò to lớn đối với ngành sản xuất nông nghiệp. Theo dõi GiaiNgo để cập nhật thêm những thông tin thú vị nhé!