Ngày nay, sốt rét không còn là căn bệnh xa lạ với mọi người. Miền núi là khu vực nơi mầm bệnh sốt rét hoành hành dữ dội nhất. Vậy, vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi? Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Sở dĩ bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì ở đây môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sôi và phát triển. Xung quanh đây có nhiều vùng lầy và nhiều cây cối rậm rạp nên muỗi thường tập trung ở đây.
Bên cạnh đó, người dân đồng bào miền núi chưa có trình độ dân trí cao. Họ sống ngủ không là chủ yếu, chưa có thói quen ngủ mùng. Hơn nữa, điều kiện sống ở miền núi khó khăn hơn đồng bằng và môi trường chưa được sạch sẽ và đảm bảo. Tất cả những điều đó là điều kiện thuận lợi nhất cho muỗi phát triển, đặc biệt là loài muỗi Anophen (bọ gậy).
Nguyên nhân của bệnh sốt rét là do loại ký sinh trùng Plasmodium gây nên. Loại ký sinh trùng này gây truyền nhiễm ở người thông qua muỗi cái Anophen chích vào máu.
Kí sinh trùng sốt rét không tồn tại ở môi trường bên ngoài mà tồn tại ở cơ thể muỗi truyền bệnh và trong máu người. Mỗi người có những triệu chứng khác nhau là do mỗi hồng cầu bị kí sinh trùng làm vỡ gây nên. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 9-12 ngày tùy vào loại kí sinh mà người bệnh bị nhiễm.
Trùng sốt rét có cấu tạo khá đơn giản. Nó là một sinh vật dị dưỡng có kích thước nhỏ và có chân giả. Bên cạnh đó, loài này không có cơ quan di chuyển và các không bào.
Quá trình dinh dưỡng của trùng sốt rét được thực hiện qua màng tế bào; chúng thường chui vào hồng cầu và sử dụng các chất dinh dưỡng trong hồng cầu để nuôi sống bản thân. Trong tuyến nước bọt của muỗi khi vào máu người, chui vào hồng cầu sống và sinh sản phá hủy hồng cầu.
Trùng sốt rét và trùng kiết lị đều là sinh vật dị dưỡng. Cả hai cùng tấn công vào một tế bào đó là hồng cầu.
Tuy nhiên, giữa hai loài sinh vật này cũng có những đặc điểm khác nhau sau đây:
Trùng kiết lị có kích thước lớn hơn so với hồng cầu vì vậy chúng có thể nuốt được nhiều hồng cầu cùng một lúc. Chúng sinh sản bằng cách phân đôi liên tiếp (theo cấp số nhân). Con đường truyền bệnh của trùng kiết lị là qua máu và kí sinh ở ruột người. Bệnh kiết lị thường gây viêm loét dạ dày, đau ruột và đi ngoài.
Trùng sốt rét có kích thước nhỏ hơn hồng cầu nên chúng thường chui vào kí sinh trong hồng cầu (kí sinh nội bào). Con đường truyền bệnh cho người của trùng sốt rét là qua máu người. Chính vì vậy mà nó kí sinh trong ruột và nước bọt của muỗi.
Khi người bị muỗi cắn thì chúng sẽ theo tuyến nước bọt chạy vào máu người để tiếp tục kí sinh. Chúng ăn chất nguyên sinh của hồng cầu rồi sinh sản ra nhiều trùng kí sinh cùng một lúc còn được gọi là phân nhiều hoặc liệt sinh.
Tiếp theo đó những con trùng sốt rét mới ra đời sẽ phá vỡ hồng cầu đi ra ngoài. Sau khi chui ra ngoài, chúng lại một lần nữa tìm những hồng cầu khác để chui vào tiếp tục kí sinh. Những hành động đó cứ liên tục được lặp lại cho đến khi các hồng cầu của người bị phá vỡ hoàn toàn.
Vòng đời của trùng sốt rét bắt đầu thông qua muỗi cái Anophen chích vào máu và gây truyền nhiễm ở người. Tiếp đó chúng sẽ theo tuyến nước bọt của muỗi để vào cơ thể người. Sau đó những kí sinh trùng này sẽ tìm đến tế bào gan người và bắt đầu sinh sôi.
Sau khi phá vỡ tế bào gan, chúng theo đó thoát ra và tiếp tục xâm nhập vào hồng cầu để sinh nở. Chúng sử dụng chất nguyên sinh bên trong hồng cầu để sinh sống, sinh sản vô tính tạo ra nhiều cá thể mới. Những cá thể này lại tiếp tục phá vỡ những hồng cầu khác.
Chúng phá vỡ hồng cầu chui ra ngoài và tiếp tục một vòng đời mới. Quá trình này lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi các hồng cầu ở người bị phá vỡ hoàn toàn. Nếu không ngăn chặn kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh sốt rét gây ra nhiều tác hại nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Có thế thấy muỗi và bệnh sốt rét gây ra những tác hại to lớn và nghiêm trọng đối với con người và xã hội. Vậy có biện pháp gì để phòng chống bệnh.
Để phòng tránh bệnh sốt rét ở miền núi mỗi người chúng ta hãy thực hiện các biện pháp dưới đây:
Trên đây là lí do vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi và những cách phòng tránh. Hi vong qua bài viết này các bạn đọc giả của GiaiNgo đã hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm này. Mọi người hãy cùng nhau chia sẻ bài viết để bảo vệ sức khỏe cho mình cũng như người thân trong gia đình mình nhé!