Bazơ là một loại hợp chất quan trọng trong hóa học. Người ta thường ứng dụng tính chất hóa học của bazơ trong đời sống. Vậy tính chất hóa học của bazơ là gì? Trong bài viết này GiaiNgo sẽ trả lời cho bạn nhé!
Bazơ là một hợp chất hóa học. Trong đó, phân tử bao gồm một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm OH (Hydroxit). Bạn cũng có thể hiểu bazơ là chất hòa tan trong nước sẽ tạo thành dung dịch có độ pH lớn hơn 7.
Bazơ có công thức chung là B(OH)n. Trong đó:
Ta có thể phân loại bazơ theo những yếu tố sau:
Dựa vào tính chất hóa học
Dựa vào tính chất hóa học của bazơ ta có thể chia bazơ thành 2 loại:
Dựa vào tính tan của bazơ trong nước
Dựa vào tính tan trong nước, người ta phân loại bazơ như sau:
Ngoài ra, người ta còn phân loại bazơ thành các nhóm như bazơ kim loại, amoniac (NH3) và các amin mang tính bazơ, hợp chất có tính bazơ chứa vòng thơm và các bazơ vòng thơm khác (hợp chất chứa vòng vòng thơm gọi là aren gồm benzen và đồng đẳng).
Cách đọc tên bazơ rất đơn giản. Bazơ được gọi tên theo trình tự như sau:
Tên bazơ = Tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + Hydroxit.
Ví dụ:
Mời bạn đọc cùng Giaingo tìm hiểu 5 tính chất hóa học của bazơ ngay sau đây nhé!
Tính chất hóa học của bazơ đầu tiên đó là tác dụng với chất chỉ thị màu. Bazơ sẽ làm đổi màu chất chỉ thị màu. Cụ thể sẽ có phản ứng như sau:
Khi dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit sẽ tạo thành muối và nước. Phương trình phản ứng như sau:
2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O.
3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O.
Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O.
Bazơ (bazơ kiềm) tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. Phản ứng này còn gọi là phản ứng trung hòa. Phương trình phản ứng như sau:
KOH + HCl → KCl + H2O.
NaOH + HCl → NaCl + H2O.
Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O.
Dung dịch bazơ tác dụng với một số dung dịch muối để tạo thành muối mới và bazơ mới. Điều kiện để phản ứng xảy ra đó là muối tạo thành phải là muối không tan hoặc bazơ tạo thành phải là bazơ không tan.
Phương trình phản ứng như sau:
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓.
KOH + CuSO4 → K2SO4 + Cu(OH)2↓.
Bazơ không tan sẽ bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước theo phương trình phản ứng sau đây:
Cu(OH)2 → CuO + H2O.
2Fe(OH)3 →Fe2O3 + 3H2O.
Trên đây là tính chất hóa học của bazơ, hẳn bạn đã phần nào nắm được kiến thức cơ bản của bazơ rồi phải không nào? Tiếp tục theo dõi GiaiNgo để tìm hiểu tính chất vật lý của bazơ nhé!
Bài viết liên quan:
Bên cạnh tính chất hóa học của bazơ, tính chất vật lý cũng không kém phần quan trọng. Mời bạn cùng GiaiNgo đi tìm hiểu tính chất vật lý của bazơ để hiểu hơn nhé!
Tìm hiểu tính chất hóa học của bazơ, bạn không nên bỏ qua ứng dụng của nó trong đời sống. Các bazơ thường gặp và phổ biến phải kể đến đó là NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2, KOH, Ba(OH)2,….
Trong đó, NaOH và Ca(OH)2 là hai loại bazơ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống và sản xuất công nghiệp.
Natri hydroxit NaOH
Natri hydroxit được ứng dụng phổ biến trong công nghiệp sản xuất xà phòng, sản xuất giấy, tơ nhân tạo, tinh dầu thực vật, các sản phẩm chưng cất dầu mỏ, chế phẩm nhuộm, hóa chất xử lý nước,…
Ngoài ra, Natri hydroxit còn dùng làm thuốc thử thông dụng trong phòng thí nghiệm.
Canxi hydroxit Ca(OH)2
Canxi hydroxit được ứng dụng phổ biến trong xử lý nước và cải tạo độ chua của đất. Đây còn là thành phần chính của vôi vữa trong xây dựng.
Trong công nghiệp, Canxi hydroxit được dùng để sản xuất các phụ gia cho dầu thô, xử lý nước để sản xuất các loại đồ uống như rượu hay đồ uống không cồn,…
Một số bài tập về tính chất hóa học của bazơ cho bạn đọc tham khảo nhé!
Bài 1: Có phải tất cả các chất kiềm đều là bazơ không? Dẫn ra công thức hóa học của 3 chất kiềm để minh họa. Có phải tất cả các bazơ đều là chất kiềm không? Dẫn ra công thức hóa học những bazơ để minh họa (Trang 25 SGK Hóa Học 9).
Hướng dẫn giải:
Ví dụ: NaOH, KOH, Ca(OH)2.
Ví dụ: Cu(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)3.
Bài 2: Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu: NaCl, Ba(OH)2, NaOH và Na2SO4. Chỉ được dùng quỳ tím, làm thế nào nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học? Viết phương trình hóa học (Trang 25 SGK Hóa Học 9).
Bước 1: Trích mẫu thử vào ống nghiệm và đánh số thứ tự tương ứng.
Bước 2: Cho quỳ tím vào từng mẫu thử và quan sát, ta thấy:
Bước 3: Tiếp tục lấy một chất ở nhóm (1) cho lần lượt vào mỗi chất ở nhóm (2).
Phương trình phản ứng hóa học: Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaOH.
Bài 3: Có những bazơ sau: Cu(OH)2, NaOH, Ba(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào:
a) Tác dụng được với dung dịch HCl?
b) Bị nhiệt phân hủy?
c) Đổi màu quỳ tím thành xanh?
Viết phương trình hóa học.
a) Tất cả các bazơ đã cho đều phản ứng với dung dịch HCl.
Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O.
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + H2O.
b) Bị phân hủy ở nhiệt độ cao là các bazơ không tan : Cu(OH)2
Cu(OH)2 CuO + H2O.
c) Các bazơ đổi màu quỳ tím thành xanh gồm NaOH, Ba(OH)2.
Hy vọng với bài viết này bạn đọc đã nắm được kiến thức về tính chất hóa học của bazơ. Đừng quên cập nhật tin tức tại GiaiNgo hàng ngày nhé! Nếu bạn thắc mắc bất cứ vấn đề gì đừng ngần ngại để lại comment GiaiNgo sẽ giải đáp giúp bạn.