Dân gian ta quan niệm tháng cô hồn là tháng đáng sợ nhất trong năm. Đây là dịp các vong linh, quỷ dữ được thả về nhân gian. Vậy, tháng cô hồn là tháng mấy? Những vấn đề cần biết trong tháng cô hồn là gì?
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của GiaiNgo nhé.
Cô hồn là cụm từ dùng để chỉ những vong linh lang thang, không có nơi nương tựa. Theo quan niệm dân gian. Tháng cô hồn là thời điểm mà Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để cho các cô hồn (vong linh) quay về trần thế gặp gia đình và thăm nhà.
Với một số người, họ xem đây như một hình thức mê tín dị đoan. Tuy nhiên, thực chất ngày cô hồn chính là một dịp lễ trong năm nhằm để báo ân, bày tỏ lòng thành với những người đã khuất.
Đây là dịp để mọi nhà thể hiện tấm lòng tôn kính, sự sẻ chia với vong linh không có nơi nương tựa.
Tùy vào lịch Âm và Dương mỗi năm, tháng cô hồn hay ngày cô hồn tính theo Dương lịch sẽ không có chung một kết quả đồng nhất.
Tuy nhiên, thông thường tháng cô hồn sẽ rơi vào tầm đầu hoặc giữa tháng 8 Dương lịch mỗi năm.
Trong các truyền thuyết dân gian có ghi lại, tháng cô hồn sẽ rơi vào tháng 7 Âm lịch hàng năm. Lúc này, những vong linh sẽ được thả tự do để quay về nhân gian.
Từ mùng 2 tháng 7 Âm lịch, những vong linh sẽ được phép tỏa ra tứ phương, quay về nhân gian. Sau 12h đêm ngày 12 tháng 7 Âm lịch thì ma quỷ bắt buộc phải quay trở lại địa ngục.
Như vậy, tháng cô hồn sẽ bắt đầu vào mùng 2 tháng 7 và kết thúc vào 12 tháng 7 Âm lịch.
Tháng cô hồn hay còn có tên gọi khác là tháng xá tội vong nhân. Sự tích này bắt nguồn từ hai nhân vật có tên là A Nan Đà và quỷ miệng lửa.
Sự tích đó kể rằng, vào một đêm khuya thanh vắng khi A Nan Đà đang ngồi trong tịnh thì bỗng dưng xuất hiện một con quỷ lửa có thân hình khô gầy.
Con quỷ này cho hay, ba ngày nữa A Nan Đà cũng sẽ chết và biết thành một con quỷ lửa mặt đen như nó.
A Nan Đà sợ hãi hỏi quỷ lửa cách để tránh khỏi khổ đồ, con quỷ bèn bảo hãy sắm cho mỗi con quỷ một hộc thức ăn và soạn đầy đủ các nghi thức cúng dường Tam Bảo. Làm như vậy, A Nan Đà sẽ được tăng thị còn quỷ lửa được về cõi trên.
A Nan đem câu chuyện này kể lại với Đức Phật nơi mà anh đang tư hành. Đức Phật cho A Nan bài chú Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Đà La Ni.
Sau khi làm đúng nghi thức, A Nan đã được tăng thọ. Sự tích tháng cô hồn cũng bắt đầu từ đó.
Bên cạnh sự tích trên thì nhân gian ta còn truyền nhau câu chuyện rằng con người ta có hai phần gồm thể xác và linh hồn. Khi chết đi, phần xác ở lại nhân gian và biến thành tro bụi, trong khi đó phần hồn sẽ tiếp tục được tồn tại.
Số phận phần hồn sẽ được Diêm Vương quyết định là xuống tầng Địa ngục hoặc lên chốn Thiên đường.
Vào mỗi tháng 7 Âm lịch hàng năm, những con quỷ chốn địa ngục sẽ có cơ hội quay về nhân gian để tìm kiếm thức ăn và cơ hội đầu thai.
Tháng cô hồn là dịp để những người trần thế bày tỏ lòng thành với những vong linh đã khuất. Những mâm cúng đơn giản gồm đường, cháo, gạo, muối và một ít bánh kẹo gửi đến quỷ đói như một cách bày tỏ sự phước đức của bản thân.
Ngoài ra, những lễ cúng trong tháng cô hồn còn như một niềm tin vào tâm linh, cầu mong sự bình an, tài lộc và thịnh vượng.
Điều này giúp mỗi con người chúng ta tạo ra được tâm lý vững bền, tránh xa được nỗi sợ ma quỷ.
Xem thêm: Cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào? Văn khấn cúng tại nhà chuẩn nhất
Với quan niệm tháng cô hồn là dịp mà những vong linh quay về trần thế, do đó dân gian ta truyền tai nhau nhiều điều cần kiêng kỵ để bảo vệ bản thân luôn bình an.
Tùy vào quan điểm của mỗi cá nhân, trong tháng cô hồn họ sẽ đặt ra cho bản thân một số quy tắc nhất định.
Theo đó, một số điều cần kiêng kỵ trong tháng 7 Âm lịch tâm linh này để tránh bị xui xẻo như: không đi chơi đêm, không được vụng trộm đồ cúng, không nên phơi áo quần vào buổi tối, không mặc đồ trắng, không làm các chuyện đại sự (cưới hỏi, mua nhà, mua xe),…
Để cầu mong sự bình an, thuận lợi và may mắn trong tháng cô hồn, dân gian ta truyền tai nhau nhiều vật dụng nên mang theo trong người vào tháng cô hồn để tránh bị tà ma quấy rối.
Vậy tháng cô hồn nên mang theo gì trong người để tránh xui xẻo và mang lại may mắn?
Theo đó, một số vật dụng nên mang theo như: tỏi, lá ngải cứu, đậu xanh, gạo nếp, bật lửa, vòng tay hạt dâu, lá bùa bình an,…
Việc chọn lựa “vật dụng may mắn” phụ thuộc vào quan niệm tâm linh của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, dân gian ta vẫn thường truyền tai nhau câu nói “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.
Tháng cô hồn tại Singapore được tiến hành đơn giản và theo nghi thức hiện đại hơn. Tuy nhiên vẫn đảm bảo được các thủ tục bày tỏ sự tôn trọng đối với người đã khuất. Mâm cúng được bày trí đơn giản, không rườm rà, tốn kém.
Đặc trưng lễ cúng cô hồn ở Singapore đó chính là việc đốt những hình nhân bằng giấy được làm giống hệt với con người. Họ quan niệm rằng đây là cách giúp người đã khuất có thêm người để bầu bạn, tâm sự.
Malaysia được biết đến là một đất nước Phật giáo, do đó vào mỗi tháng 7 Âm lịch, lễ cúng ở đây thường rất linh đình và tinh tế. Cúng cô hồn tại Malaysia được xem như một dịp lễ lớn trong năm, thu hút lượng lớn khách du lịch ghé thăm.
Mâm cúng được chuẩn bị đầy đủ bánh trái, nước uống và một số món ăn truyền thống. Đặc trưng cơ bản ở đây đó chính là việc thầy cúng sẽ tung đồng xu để cầu nguyện sự bình an, khỏe mạnh.
Lễ cúng cô hồn tại Thái Lan bắt đầu sớm hơn các nước trong khu vực châu Á một tháng. Vào tháng 6 Âm lịch mỗi năm, những người dân tại xứ sở Chùa Vàng bắt đầu nghi thức lễ Ma Xó nhằm bày tỏ lòng thành với người đã khuất.
Nghi thức này thường kéo dài trong nhiều ngày, kết hợp cùng với một số phong tục địa phương đầy phong phú và độc đáo.
Tháng cô hồn tại Đài Loan còn có tên gọi khác là tiết Trung Nguyên. Mâm cúng thường rất đa dạng và phong phú bao gồm nhiều món ăn truyền thống hấp dẫn cùng với trái cây ngũ quả, vàng mã trang nghiêm.
Đặc biệt, vào mỗi buổi tối, sắc màu đèn hoa sen sẽ thắp sáng một vùng tạo nên vẻ đẹp lung linh, rực rỡ.
Người dân Đài Loan quan niệm, việc thả đèn sẽ giúp những người đã khuất dễ dàng tìm được đường về nhà.
Tháng cô hồn tại Việt Nam được xem như một nét đẹp văn hóa. Đây là dịp nhiều người dân bày mâm cúng đầy đủ các lễ vật cần thiết để bày tỏ lòng biết ơn, sự tôn trọng với người đã khuất.
Nét đẹp nhất trong tháng cô hồn tại Việt Nam đó chính việc giựt (giật) cô hồn. Những mâm cúng cô hồn sau khi được thực hiện nghi lễ sẽ được trẻ nhỏ trong khu vực giựt dành nhau.
Người dân Việt Nam quan niệm rằng, đây là một cách để cầu mong sự bình an, phước lành.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có được cho mình lời giải đáp tháng cô hồn là tháng mấy. Cùng theo dõi GiaiNgo để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị về tháng cô hồn này nhé.