Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn?

Trên thực tế không phải tất cả các loài động vật đều ăn thịt lẫn nhau để tồn tại và phát triển, có không ít những loài động vật sử dụng thực vật làm nguồn thức ăn chính. Vậy, tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn? Thậm chí khối lượng gấp nhiều lần so với những loài động vật ăn thịt? Cùng GiaiNgo tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Lý giải nguyên nhân thú ăn thực vật ăn rất nhiều thức ăn?

Tại bài 2 trang 70 Sinh học 11 có câu hỏi “Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn?”, cùng tìm hiểu lời giải đáp chi tiết và chính xác nhất dưới đây.

Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn?

Trong tự nhiên các loài động vật ăn thực vật thường rất nhiều, trong đó giả sử một con bò nặng 300kg sẽ cần khoảng 30kg cỏ cho một ngày. Ngược lại, những loài động vật ăn thịt lại cần một lượng thức ăn ít hơn rất nhiều cho một ngày (ví dụ một con cá mập có thể sinh tồn trong trạng thái bình thường với lượng thức ăn vừa đủ là một con hải cẩu non cho 3 ngày). Vậy, nguyên nhân thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn là do đâu?

Theo đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, phần lớn các loài thực vật thường chứa hàm lượng chất dinh dưỡng rất thấp (thấp hơn nhiều lần so với động vật). Ngoài ra, nguồn thức ăn từ thực vật thường rất khó tiêu hóa để có thể chuyển hóa thành chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Do đó, những loài động vật ăn thịt cần phải tiêu thụ lượng lớn thức ăn để có thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thứ ăn rất lớn

Kể tên các loài thực vật ăn thịt, ăn thực vật, ăn tạp?

Như chúng ta đã biết, động vật được chia thành nhiều nhóm dựa các tiêu chí khác nhau. Trong đó, nhiều người sẽ phân chia dựa vào nguồn thức ăn chính của các loài động vật. Cụ thể như sau:

  • Động vật ăn thịt: hổ, sư tử, mèo, chó ăn, rắn, sói lửa,…
  • Động vật ăn thực vật: dê, thỏ, bỏ, ngựa,…
  • Động vật ăn tạp: lợn, khỉ, heo, gà, vịt,…

Một số đặc điểm nổi bật ở thú ăn thực vật?

Ở mỗi loài động vật khác nhau, cấu trúc về xương, răng hoặc các bộ phận khác trên cơ thể sẽ có sự khác biệt nhất định. Vậy, thú ăn thực vật có đặc điểm gì?

Bộ răng

  • Phần răng nanh có cấu tạo và hình dáng giống như một chiếc răng cửa. Khi thực hiện quá trình nhai cỏ, phần răng này sẽ tì lên tấm sừng ngay tại vị trí hàm trên để có thể giữ chặt cỏ.
  • Hai bộ phận răng trước hàm và răng hàm sẽ được phát triển với mục đích chính là nghiền nát cỏ.

Dạ dày

  • Dạ dày của những con thú ăn thực vật không nhai lại sẽ không cộng sinh với vi khuẩn xenlulozơ trong quá trình tiêu hóa.
  • Dạ dày của những con thú nhai lại sẽ có cấu tạo gồm bốn ngăn là dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế. Bên trong thường sẽ chứa hàm lượng lớn vi khuẩn xenlulozơ. Trong đó, những ngăn kể trên sẽ có công dụng chính là:
    • Dạ cỏ: đây là cơ quan có chức năng làm mềm và lên men thức ăn. Tại đây có chứa hàm lượng rất lớn các vi khuẩn xenlulozơ và chất dinh dưỡng.
    • Dạ tổ ong: hỗ trợ đưa thức ăn lên trong quá trình thực hiện nhai lại.
    • Dạ lá sách: nâng cao hiệu quả quá trình hấp thụ nước.
    • Dạ múi khế: có chức năng cung cấp pepsin, HCl để tiêu hóa protein có trong nguồn thức ăn.

Ruột

  • Ruột non của những con thú ăn thực vật thường có chiều dài lên đến hàng chục mét (gấp nhiều lần so với loài thú ăn thịt).
  • Các chất dinh dưỡng tại đây sẽ được tiêu hóa và hấp thụ với quy trình tương tự như ruột non của con người.
  • Manh tràng của nhóm động vật này thường phát triển rất mạnh mẽ và chứa lượng lớn vi khuẩn xenlulozơ.

Đặc điểm nổi bật ở thú ăn thực vật

Trên đây là tất cả các giải đáp có liên quan đến vấn đề tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn. Hy vọng quý bạn đọc sẽ cảm thấy hữu ích và không quên ủng hộ GiaiNgo bằng cách nhấn like & share bài viết.