Tại sao Tản Đà được gọi là người của hai thế kỷ?

Tản Đà không còn là cái tên xa lạ với những người yêu Văn học Việt Nam. Những sáng tác của ông đến nay vẫn được yêu thích và đánh giá cao. Vậy tại sao Tản Đà được gọi là người của hai thế kỷ? Cùng GiaiNgo giải đáp ngay nhé!

Tản Đà là ai?

Tản Đà là nhà thơ, nhà văn và là nhà viết kịch tài ba, nổi tiếng của Việt Nam. Ông có tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu.

Trong sự nghiệp hoạt động của mình, ông sáng tác nhiều tác phẩm với bút danh Tản Đà. Bút danh mang ý nghĩa giữa hình ảnh ngọn núi Tản Viên và con sông Đà của quê hương ông.

Trong thế kỷ 20, cái tên Tản Đà nổi lên như ngôi sao sáng, độc đáo, dồi dào năng lực sáng tác.

Tản Đà là ai

Tại sao Tản Đà được gọi là người của hai thế kỷ?

Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, Hoài Chân đã đánh giá Tản Đà rằng: “Anh em ở đây, tuy người sau kẻ trước, nhưng ai nấy đều là con đầu lòng của thế kỷ hai mươi. Trên hội Tao đàn, chỉ tên sinh là người của hai thế kỷ. Tiên sinh sẽ đại biểu cho một lớp người để chứng giám công việc lớp người kế tiếp. Ở địa vị ấy còn có ai xứng đáng hơn tiên sinh…”.

Từ đó Tản Đà được nhiều người nhớ, nhắc đến với tên gọi là người của hai thế kỷ.

Lý do Tản Đà được gọi là người của hai thế kỷ vì:

  • Ông là người trải qua cả thơ mới và thơ cũ, về thơ cũ chủ yếu là thể loại thơ đường Luật). Ông là nhà thơ nổi tiếng nhất trong làng thơ cũ đương thời.
  • Giữa cuộc chiến thơ mới và thơ cũ, Tản Đà là người chuẩn bị chơ sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt. Trước đó ông cũng đã là người rất nổi tiếng trong thơ cũ.
  • Nhà thơ Tản Đà sống trong thời buổi giao thoa giữa thế kỷ XIX và thế kỷ XX.
  • Tác phẩm thơ của Tản Đà chính là viên gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc, cụ thể là văn học trung đại và văn học hiện đại.
  • Tản Đà đón nhận chữ quốc ngữ một cách dễ dàng, ông có lối đi riêng cho mình trong con đường sáng tác thơ ca dân tộc, mang tính độc đáo, sáng tạo.
  • Ông sở hữu những dòng thơ mang tính lãng mạn, ý thơ ngông nghênh và đậm cá tính riêng.

Với những lý do trên, Tản Đà được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt. Đặc biệt, ông chính là “gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại.

Vì vậy mà nhiều người gọi Tản Đà là người của hai thế kỷ.

Tại sao Tản Đà được gọi là người của hai thế kỷ

Đôi nét về nhà thơ Tản Đà

Để giúp bạn có thêm thông tin về nhà thơ tài ba của nền văn học Việt, dưới đây là những thông tin khác về nhà thơ Tản Đà.

Tiểu sử nhà thơ Tản Đà

  • Sinh ngày: 19/05/1889.
  • Mất: 7/6/1939 (lúc 50 tuổi).
  • Tên thật: Nguyễn Khắc Hiếu.
  • Quê hương: Làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (thuộc xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội ngày nay). Nguyên quán của ông ở làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội).
  • Hoàn cảnh gia đình: Thuộc dòng dõi quyền quý, có truyền thống khoa bảng nhưng mồ côi cha từ bé, gia đình nghèo khổ.
  • Cha: Nguyễn Danh Kế
  • Mẹ: Lưu Thị Hiền
  • Anh cùng cha khác mẹ: Nguyễn Tái Tích.
  • Nghề nghiệp: Nhà thơ, nhà văn, nhà báo và nhà viết kịch.
  • Cuộc đời nhà thơ Tản Đà:
    • Năm 1913: Làm tại báo Vĩnh Yên.
    • Năm 1915: Lập gia đình.
    • Năm 1916: Chính thức vào con đường viết văn và làm báo chuyên nghiệp.
    • Năm 1926: Ra đời An Nam tạp chí.
    • Năm 1933: An Nam tạp chí chính thức bị đình bản và phong trào thơ mới lúc này nổi lên mạnh mẽ.

Tiểu sử nhà thơ Tản Đà

Phong cách sáng tác của nhà thơ Tản Đà

Tản Đà là người có thể viết được nhiều thể loại khác nhau. Thơ ông đưa người đọc rơi vào cõi mộng, có chút chán đời thực. Ở trong đó cũng không thiếu những tác phẩm mang tính chất châm biếm ngầm hiện tại.

Những bài thơ của ông mang đậm phong cách cá nhân riêng, có chút phóng khoáng đặc trưng.

Về phần văn xuôi, những tác phẩm của ông đề cập đến nhiều vấn đề của xã hội. Ông thể hiện những nội dung đó bằng các lối văn giàu tính nghệ thuật, đầy sự hấp dẫn, sáng tạo và mới mẻ.

Trong nhiều tác phẩm khác, ông thương cảm với những người nghèo khó và ngợi ca tấm lòng yêu nước.

Những tác phẩm văn học nổi tiếng của Tản Đà phải kể đến là:

  • Thơ: Khối tình con người I, II (năm 1916, năm 1918).
  • Truyện: Giấc mộng con người I, II (năm 1916, năm 1932).
  • Tự truyện: Giấc mộng lớn (1928).
  • Thơ và văn xuôi: Còn chơi (1921).

Câu hỏi thường gặp

Phong cách thơ Tản Đà như thế nào?

Thơ của Tản Đà được coi là tinh tế, nhạy cảm và rất lãng mạn. Ông sử dụng ngôn tình tinh vi, biểu cảm sâu sắc để thể hiện tâm lý của nhân vật.

Tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Tản Đà là gì?

Cuốn sách đầu tiên của Tản Đà gây tiếng vang lớn là tập thơ "Khối tình con I".

Với những nội dung chi tiết trên mà GiaiNgo vừa chia sẻ đã giúp cho bạn hiểu hơn tại sao Tản Đà được gọi là người của hai thế kỷ. Trong vai trò của nhà văn, nhà thơ và là nhà báo tiêu biểu, hình ảnh Tản Đà giống như một ngôi sao sáng rực của nền văn học Việt vào đầu thế kỷ XX.