Cắt mắt tôm được biết đến là phương pháp truyền thống được sử dụng trong quá trình sản xuất giống tôm. Vậy, tại sao phải cắt mắt tôm? Ưu và nhược điểm của phương pháp này ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của GiaiNgo nhé!
Được biết, trong quá trình sản xuất tôm giống hiện nay thì hầu hết đều sử dụng phương pháp truyền thống là cắt cuống tôm mẹ nhằm mục đích kích thích lột xác, tăng khả năng chín muồi của bộ phận sinh dục, đẩy nhanh quá trình đẻ trứng của tôm giống.
Sở dĩ phương pháp này được sử dụng là vì ở cuống mắt của tôm (cả đực và cái) đều có chứa phức hệ cơ quan X hay còn được gọi là tuyến nút , cơ quan X điều khiển trực tiếp tổng hợp hormon ức chế sự phát triển của tuyến sinh dục (GIH) và cả hormon ức chế quá trình lột xác (MIH).
Do đó, khi cắt cuống mắt của tôm sẽ loại bỏ bớt phức hợp hệ cơ quan X. Từ đó, làm giảm tác nhân gây ra ức chế sự phát triển của tuyến sinh dục (GIH).
Lưu ý: Do đặc điểm của tôm sú có Thelycum nên khi cắt cuống mắt tôm sẽ lột xác, cơ quan sinh sản tôm cái mềm ra nên tôm đực có thể dễ dàng gắn túi tinh khi giao vĩ. Ngược lại, loại tôm thẻ chân trắng do có Thelycum hở nên việc sinh sản trở nên thuận lợi ngay cả khi không tiến hành lột xác.
Phương pháp này có những ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm
Nhược điểm
Để thực hiện phương pháp này, bạn cần làm theo những cách sau:
Chú ý: Sau gần 15 ngày thuần dưỡng, tôm cái khỏe mạnh và sẵn sàng cho quá trình cắt cuống mắt. Phải đảm bảo tất cả các thao thác thực hiện nhanh và chính xác.
Hy vọng thông qua những thông tin trên, bạn đã trả lời được câu hỏi ‘Vì sao phải cắt cuống mắt tôm giống?’. Nếu thấy thông tin hữu ích, đừng quên để lại một like, share hoặc comment ở phần bình luận bên dưới bài viết của GiaiNgo nhé!