Tại sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?

Câu hỏi “Tại sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản” là kiến thức bài 9 chương trình Địa Lý lớp 11. Bài viết sau của GiaiNgo sẽ giải đáp câu hỏi này!

Tại sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?

“Tại sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?” chính là câu hỏi bài 9 Tiết 2 trang 81 SGK Địa lý 11. Lời giải chi tiết cho câu hỏi này là:

Nông nghiệp Nhật Bản chiếm 1% GDP và giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản bởi vì:

  • Nhật Bản là một trong những cường quốc kinh tế, công nghiệp hàng thế giới, vì vậy ngành công nghiệp luôn chiếm một vị trí lớn trong cơ cấu kinh tế.
  • Nông nghiệp tuy chỉ chiếm 1% GDP nhưng được đầu tư phát triển với công nghệ hiện đại, đem lại năng suất chất lượng cao, có vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề lương thực của Nhật Bản.

Tai sao nong nghiep chi giu vai tro thu yeu trong nen kinh te Nhat Ban?

Vì sao sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản hoàn toàn phát triển theo hướng thâm canh?

Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản hoàn toàn phát triển theo hướng thâm canh do:

  • Đặc điểm địa hình chủ yếu là đồi núi (chủ yếu là núi lửa).
  • Diện tích cho sản xuất nông nghiệp ít, chỉ chưa đầy 14% lãnh thổ.
  • Phần lớn vùng đồng bằng được sử dụng cho mục đích công nghiệp hay các khu dân cư – đô thị nên khả năng mở rộng đất nông nghiệp không có.
  • Áp dụng thâm canh vào nông nghiệp sẽ giúp tăng năng suất, sản lượng của cây trồng. Từ đó, khai thác có hiệu quả diện tích đất nông nghiệp của vùng, đem lại giá trị kinh tế cao.

Vi sao san xuat nong nghiep o Nhat Ban phat trien theo huong tham canh?

Trình bày những đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản?

“Trình bày những đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản?” là nội dung câu hỏi bài 2 trang 83 SGK Địa lý 11. Lời giải chi tiết:

Những đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản:

  • Giữ vai trò thứ yếu, tỉ trọng chỉ chiếm khoảng 1%. Diện tích đất ít, chỉ chiếm chưa đầy 14% lãnh thổ.
  • Phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh những tiến bộ khoa học – kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản.
  • Trồng trọt: lúa gạo là cây trồng chính (chiếm 50% diện tích đất canh tác); các cây trồng phổ biến: chè, thuốc lá, dâu tằm,…
  • Chăn nuôi tương đối phát triển. Vật nuôi chính: bò, lợn, gà.
  • Sản lượng hải sản đánh bắt hàng năm cao, chủ yếu là cá thu, cá ngừ, tôm, cua,… Nghề nuôi trồng hải sản (tôm, rong biển, sò, trai lấy ngọc,…) được chú trọng phát triển.

Dac diem noi bat của nong nghiep Nhat Ban

Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm?

“Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm?” là nội dung câu hỏi bài 2 trang 83 SGK Địa lý 11. Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm đó là:

Trong những năm gần đây, một số diện tích trồng lúa được chuyển sang trồng các loại khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Bên cạnh đó, cơ cấu bữa ăn của người Nhật cũng thay đổi, xu hướng gần với người châu Âu, giảm lượng gạo trong khẩu phần bữa ăn.

Dien tich trong lua gao o Nhat Ban giam

Xem thêm: Tại sao đánh bắt hải sản lại là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản?

Bài viết trên đã giải đáp chi tiết câu hỏi “Tại sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?”. Đó cũng là câu hỏi bài 9 Tiết 2 trang 81 SGK Địa lý 11. Theo dõi GiaiNgo để cập nhật thêm kiến thức bổ ích bạn nhé!