Khi xem các bản tin dự báo thời tiết, các bạn chắc hẳn đã từng nghe qua thuật ngữ độ ẩm không khí. Vậy thì độ ẩm không khí là gì? Tại sao không khí có độ ẩm? Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Nhiệt độ không khí là hiện tượng khi các tia bức xạ của Mặt Trời đi qua khí quyển. Lúc này mặt đất sẽ hấp thụ năng lượng nhiệt của Mặt Trời. Sau đó bức xạ lại vào không khí làm cho không khí nóng lên. Nhiệt độ của không khí còn được xem là thước đo mức độ nóng – lạnh của không khí.
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực, động vật. Nếu nhiệt độ ấm sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng sinh học.
Nhiệt độ không khí cũng ảnh hưởng đến gần như tất cả các thông số thời tiết khác. Ví dụ, nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi, độ ẩm tương đối, tốc độ và hướng gió,…
Độ ẩm không khí chính là lượng hơi nước có trong không khí. Hơi nước là dạng khí của nước và không nhìn được bằng mắt thường. Độ ẩm trong không khí là thước đo về lượng mưa hoặc sương mù.
Tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà độ ẩm không khí có sự dao động cao thấp khác nhau. Độ ẩm không khí được xác định bằng gam trên một đơn vị thể tích cụ thể.
Độ ẩm không khí đóng vai trò quan trọng đối với thiên nhiên và cuộc sống hàng ngày của con người. Nếu trong không khí không có hơi nước, thời tiết sẽ vô cùng nóng bức, thậm chí là không có cả mưa.
Không khí có độ ẩm là do không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định. Lượng hơi nước đó làm cho không khí có độ ẩm. Nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước chứa được trong không khí càng nhiều (độ ẩm cao).
Trong không khí bao gồm các thành phần khác nhau như: Nitơ chiếm 78%, Oxi chiếm 21%, 1% hơi nước. Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy trong không khí chứa một lượng hơi nước nhất định, mặc dù rất ít (chỉ chiếm 1%) nhưng vẫn tạo ra độ ẩm.
Không khí bão hòa, hơi nước gặp lạnh khi lên cao hay do gặp khối không khí lạnh thì lượng nước có trong không khí sẽ ngưng tụ lại và hình thành các hiện tượng như: sương mù, mây, mưa,…
Độ ẩm không khí phụ thuộc vào các yếu tố là: nhiệt độ, lượng nước có trong môi trường và thay đổi theo mùa và địa hình.
Độ ẩm không khí phụ thuộc vào nhiệt độ
Độ ẩm không khí thường gắn liền với nhiệt độ. Nếu nhiệt độ không khí xuống thấp, thời tiết trở lạnh kèm theo độ ẩm tăng lên. Khi đó, lượng hơi nước trong không khí có thể đạt đến độ bão hòa.
Ngược lại, nếu nhiệt độ tăng, thời tiết ấm dần lên thì độ ẩm không khí cũng sẽ giảm xuống đến mức nhất định.
Độ ẩm không khí phụ thuộc vào lượng nước có trong môi trường
Nhiệt độ trong môi trường quyết định đến vòng tuần hoàn của nước. Nước ở ngoài tự nhiên gặp nhiệt độ cao khiến cho lượng nước bốc hơi nhanh. Hơi nước bốc lên đến độ cao nhất định thì ngưng tụ thành mây, tích tụ lại và rơi xuống tạo thành mưa. Lượng nước bốc hơi có trong môi trường không khí được gọi là độ ẩm.
Độ ẩm không khí thường thay đổi theo mùa và địa hình
Ở những nơi có nhiệt độ thấp hay thời tiết mưa nhiều liên tục như vùng núi cao, vào mùa mưa sẽ đẩy độ ẩm không khí lên cao. Nguyên nhân do thiếu sự chiếu sáng của ánh nắng mặt trời. Chính vì thế, có thể nhận thấy độ ẩm không khí thường thay đổi theo mùa và địa hình.
Có ba loại độ ẩm tồn tại trong không khí bao gồm:
Thuật ngữ này được sử dụng để mô tả lượng hơi nước thực sự bão hòa trong không khí. Độ ẩm tuyệt đối được tính bằng cách tìm khối lượng hơi nước trong một khu vực và chia cho khối lượng không khí trong cùng một khu vực.
Độ ẩm tương đối được định nghĩa là lượng hơi nước tính bằng gam có trong một kilogam không khí khô. Độ ẩm tương đối mô tả lượng hơi nước trong khu vực trái ngược với lượng hơi nước có thể có trong khu vực.
Loại độ ẩm này về cơ bản là tỉ số giữa độ ẩm tuyệt đối và lượng nước bão hòa tiềm năng mà không khí có thể giữ được.
Độ ẩm 100% có thể hiểu theo nghĩa là độ ẩm tương đối đạt mức 100%. Trong trường hợp này hơi nước trong không khí có thể đạt mức tối đa. Nếu hơi nước tiếp tục được thêm vào, lượng hơi nước hiện có sẽ xuất hiện dạng ngưng tụ và biến đổi thành dạng hơi nước, sương mù hay mây.
Theo các chuyên gia nghiên cứ về độ ẩm, độ ẩm không khí nằm trong khoảng từ 60 – 65% sẽ thích hợp nhất đối với sức khỏe của con người. Đây là mức độ ẩm phù hợp để cơ thể con người phát triển ổn định nhất. Đối với trẻ nhỏ, độ ẩm thích hợp cho trẻ sơ sinh nằm trong khoảng 40 – 60%.
Với độ ẩm cao, da bạn không thể thoát được mồ hôi; còn với độ ẩm quá thấp khiến da bạn thoát mồ hôi quá nhanh, gây ra các hiện tượng khô, nứt nẻ và giảm sức đề kháng cơ thể. Không khí quá khô làm bạn thường xuyên mệt mỏi khó chịu lâu ngày gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Độ ẩm tăng cao là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn có hại như nấm, mốc phát triển. Kiểu thời tiết này đặc biệt nguy hại đến sức khỏe con người, nhất là trẻ nhỏ và người già. Các bệnh thường gặp vào mùa này là những bệnh liên quan đến đường hô hấp, dị ứng, ho, hắt hơi, sổ mũi, cảm cúm,…
Về khái niệm, độ ẩm 70% chính là chỉ số có thể theo dõi trên dụng cụ đo độ ẩm. Đây có thể là độ ẩm của không khí trong môi trường tại một thời điểm thích hợp. Thông số này được xác định bằng nhiệt kế đo nhiệt độ môi trường bởi độ nhạy cao.
Theo nghiên cứu, ngưỡng độ ẩm thích hợp cho sức khỏe, hoạt động của con người là từ 35 – 70%. Nếu chỉ số này là 70%, môi trường sống nằm trong mức phù hợp để con người sinh sống, học tập và làm việc.
Nhiệt độ không khí và độ ẩm không khí có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu nhiệt độ không khí thấp, trời lạnh thì sẽ khiến độ ẩm tăng lên và lượng hơi nước trong không khí có khi đạt đến bão hòa.
Ngược lại, nếu nhiệt độ không khí tăng cao, thời tiết ấm lên vào mùa hè thì độ ẩm trong không khí sẽ giảm xuống một mức nhất định. Để kiểm soát độ ẩm về ngưỡng thích hợp với cơ thể, có thể sử dụng nhiệt độ để điểu chỉnh.
Như vậy, các bạn đã có cho mình câu trả lời tại sao không khí có độ ẩm. Độ ẩm không khí luôn là một phần tất yếu của thiên nhiên và cuộc sống con người. Đừng quên để lại bình luận của bạn cho GiaiNgo nhé!