Tại sao đom đóm phát sáng? Lý giải khả năng phát sáng trong đêm của đom đóm

Có bao giờ bạn thắc mắc ánh sáng đom đóm có từ đâu không? Tại sao đom đóm phát sáng được? Những thắc mắc này sẽ được GiaiNgo lý giải ngay trong nội dung bài viết dưới đây.

Tại sao đom đóm phát sáng?

Đom đóm còn có tên gọi khác là bọ phát sáng. Đây là một loại côn trùng cánh cứng có khả năng phát quang rất đặc biệt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được tại sao đom đóm phát sáng. Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều người.

Vì sao đom đóm phát sáng?

Có nhiều quan điểm cũng như nhiều nghiên cứu diễn ra lý giải việc đom đóm phát quang hay đom đóm phát sáng. Tuy nhiên, ánh sáng của chúng khá yếu và không quá rõ.

Ý nghĩa chung được nhiều người chia sẻ nhất là:

Đom đóm phát sáng là vì để hỗ trợ chúng giao tiếp, giúp thu hút sự chú ý của “bạn tình”. Ánh sáng của chúng có vai trò quan trọng trong việc duy trì tập tính sinh sản với những con khác giới. Lúc này cái đuôi của chúng được ví von như một chiếc đuôi rực rỡ.

Bên cạnh đó nó cũng giúp cảnh báo cho kẻ thù để tránh nguy cơ bản thân bị tấn công. Đặc biệt là ở ấu trùng đom đóm, khi phát sáng, chúng cảnh báo các động vật ăn thịt. Lúc này, ấu trùng nó cũng phát ra một mùi hôi khá đặc trưng.

Trường hợp bạn nhìn thấy đom đóm phát ra ánh sáng mập mờ và chập chờn thì nó báo hiệu bản thân đang bị quấy rầy.

Vì sao đom đóm phát sáng

Lý giải khả năng phát sáng trong đêm của đom đóm

Nhiều người thắc mắc lý do vì sao đom đóm phát sáng được. Theo như phân loại đom đóm thì có hai loại đom đóm là đom đóm bay và đom đóm bò dưới đất.

Cả hai loại đom đóm này đều có khả năng phát sáng. Có thể nói đây là ánh sáng lạnh chứ không phải ánh sáng tỏa nhiệt như ánh sáng nhân tạo.

Ánh sáng được phát ra từ bụng của đom đóm, cụ thể ở vài đốt cuối của bụng. Nhiều người gọi nó là “đèn lồng”. Vào ban ngày, các đốt ở bụng chỉ có màu trắng xám. Chúng chỉ phát sáng khi về đêm và ánh sáng khá huyền ảo.

Bên trong lớp da bụng của chúng là dãy các tế bào có thể phát quang. Phía trong cùng là lớp tế bào phản quang. Nó có chức năng giống như mặt gương, phản chiếu ánh sáng ra được bên ngoài.

Bên cạnh đó, đom đóm phát quang được là nhờ vào một phản ứng hóa học. Nó xảy ra ở bên trong cơ thể của chúng và tạo ra một loại phát sáng. Và loại phát sáng này được gọi là phát quang sinh học.

Trong các tế bào phát quang có chứa luciferin và luciferase. Khi ở cạnh nhau, hai chất này sẽ tạo ra sự xúc tác, thúc đẩy quá trình oxi hóa ở luciferin, dùng oxi đốt cháy luciferin. Chính quá trình oxi hóa này giúp tạo ra quang năng. Và ánh sáng này chính là kết quả của phản ứng sinh hóa.

Theo cơ chế tự nhiên thì đom đóm có thể tự kiểm soát phản ứng hóa học này. Nó có thể thêm bớt oxi để bắt đầu hoặc là ngưng phát ra ánh sáng.

Theo kết quả nghiên cứu của nhà khoa học thì hình ảnh của họ cho thấy đom đóm có thể làm lệch hướng oxi, lôi kéo oxi vào phản ứng phá vỡ chất luciferin. Lúc này, mức tiêu thụ oxi trong tế bào sẽ giảm xuống và quá trình sản xuất năng lượng chậm lại.

Tại sao đom đóm phát sáng

Vào thời gian cuối mùa xuân, có nhiều nơi có thể giúp bạn tận hưởng ánh sáng tuyệt vời của đom đóm. Ví dụ như ở vườn quốc gia Great Smoky Mountains (Mỹ) sẽ xuất hiện một màn trình diễn ánh sáng đồng bộ.

Một số câu hỏi thú vị về đom đóm

Bên cạnh việc đom đóm phát ra ánh sáng thì ở loài vật này cũng có “một tỉ” câu hỏi khác khiến nhiều người tò mò và thắc mắc về nó.

Đom đóm ăn gì?

Đom đóm chủ yếu ăn các loài sâu bọ và ốc. Có thể nói thức ăn của chúng khá là phong phú. Tuy nhiên, chúng có thể nhịn ăn trong thời gian rất dài. Đây là điểm thú vị của đom đóm.

Bạn có thể dễ dàng bắt gặp đom đóm ở vùng ôn đới; và phần lớn chúng cũng sống ở vùng nhiệt và cận nhiệt đới.

Con đom đóm sống được bao lâu?

Tuổi thọ của đom đóm cũng là mối quan tâm của nhiều người. Theo thống kê chung thì tuổi thọ trung bình của đom đóm trong môi trường tự nhiên là khoảng một năm. Tuy nhiên, khi ở độ tuổi trưởng thành thì đom đóm chỉ có thể sống khoảng hai tháng.

Và vòng đời của đom đóm trải qua bốn giai đoạn. Đó là trứng -> ấu trùng -> nhộng -> con trưởng thành.

Con đom đóm sống được bao lâu

Con đom đóm có hại không?

Đom đóm là loài vật không có hại. Chúng cũng không có khả năng đốt và đặc biệt là cũng không mang mầm bệnh.

Trường hợp nếu có tiếp xúc với đom đóm thì chúng cũng không có khả năng gây tổn thương cho chúng ta.

Vì thế, nếu bạn vô tình thấy đom đóm, đom đóm đậu lên người hay ai xung quanh bạn bắt phải đom đóm thì cũng đừng quá lo lắng nhé!

Với những nội dung trên, bạn đã hiểu tại sao đom đóm phát sáng được. Bên cạnh đó, hãy bỏ túi thêm những thông tin thú vị xoay quanh con vật này mà GiaiNgo gợi ý đến bạn nhé!