Tại sao chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau?

Chi tiết máy là gì? Tại sao chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau? Chi tiết máy được xem như phần tử cấu thành thực hiện nhiệm vụ chung cho máy. Cùng tìm hiểu rõ hơn với GiaiNgo nào!

Chi tiết máy là gì? Gồm những loại nào?

Chi tiết máy là những phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh từ các bộ phận cấu thành để đảm nhận những nhiệm vụ nhất định trong máy. Các chi tiết máy thường được lắp ghép với nhau cố định để tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh, được gọi là nhóm chi tiết máy.

Dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy đó là có cấu tạo hoàn chỉnh và không tháo rời ra được nữa.

Chi tiết máy được chia thành hai loại. Chúng ta dựa vào công dụng để phân biệt chúng:

  • Nhóm chi tiết có cùng công dụng: Chúng sẽ được tận dụng trong nhiều loại máy móc khác nhau. Những loại chi tiết máy này thường là: lò xo, đai ốc, bánh răng, bu lông,…
  • Nhóm chi tiết không có cùng công dụng: Những loại chi tiết này sẽ được sử dụng trong những loại máy móc có chức năng đặc thù, không thể sử dụng cho những loại máy công dụng khác. Những chi tiết đó có thể là: khung xe đạp, trục khuỷu, kim máy may,…

Tại sao chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau?

Tại sao chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau?

Chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau vì để dễ dàng và thuận lợi khi gia công, sửa chữa. Mặt khác, máy có nguyên lí hoạt động rất phức tạp.

Một chi tiết máy không thể đảm nhiệm được chức năng của một chiếc máy được. Và khi lắp ghép, nếu có nhiều chi tiết thì dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc lắp ráp và sửa chữa thay thế. Cho nên, chiếc máy được chế tạo sẽ bao gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau.

Tại sao chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau?

Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?

Chi tiết máy được lắp ghép với nhau thường thực hiện theo hai cách phổ biến sau:

  • Mối ghép của các chi tiết cố định: Đây là mối ghép cố định, không có những chuyển động tương đối. Nó bao gồm những chi tiết có thể tháo được (then, chốt, ren,…) và những chi tiết không tháo rời được (đinh, tán, hàn,…).
  • Mối ghép động: Là mối ghép có khả năng chuyển động. Có thể xoay, thay đổi, lăn trượt theo các khớp đã được ghép nối với nhau.

Như vậy, chiết tiết máy chính là phần tử cấu thành đầu tiên để tạo thành máy. Chúng ta có thể hình dung ra quy trình chi tiết của chúng là: Chi tiết máy → bộ phận → máy.

Tại sao chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau?

Tại sao người ta không hàn chiếc quai vào nồi nhôm mà phải tán đinh?

Người ta không hàn chiếc quai vào nồi nhôm mà phải tán đinh bởi vì nhôm là vật liệu khó hàn. Khi hàn gặp nhiệt độ cao, nhôm sẽ bị chảy ra rất nhanh nên khó để định hình. Mà nối ghép bằng hàn dễ bị nứt, giòn, chịu lực kém và hàn dễ làm các chi tiết biến dạng. Trong khi đó, mối ghép đinh tán có thể chịu được nhiệt độ cao, chịu lực lớn và chấn động mạnh.

Tại sao chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau?

Hơn nữa, sẽ rất tốn kém khi phải sử dụng hợp chất hóa học và lại ảnh hưởng tới sức khỏe. Ở các nước phát triển, người ta dùng keo dán kim loại để dán nhôm. Tuy nhiên, ở Việt Nam vì điều kiện kinh tế còn khó khăn mà giá thành các thành phẩm này quá cao nên không thể mua được. Cho nên phải dùng đinh nhôm để tán quai và nồi nhôm.

Thông qua bài viết GiaiNgo đã chia sẽ, các bạn đã hiểu được thế nào là chi tiết máy? Cũng như tìm hiểu được lí do tại sao chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau? Đừng quên Like, Share và cập nhật thêm các kiến thức từ GiaiNgo nhé!