Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?

Có khi nào bạn thắc mắc tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng? Vì sao nhà sản xuất phải nhất thiết sản xuất các sản phẩm với hình dạng lượn sóng mà không đa dạng trong phong cách thiết kế?

Tôn dạng lượn sóng được xem là thiết kế đặc trưng của dòng vật liệu xây dựng này. Tôn lợp dạng lượn sóng được sử dụng phổ biến trong nhiều công trình xây dựng như nhà ở, nhà xưởng công nghiệp,… Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau của GiaiNgo!

Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?

Sở dĩ các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng là vì tôn lượn sóng có khả năng chịu lực tốt và tản nhiệt tốt hơn.

Khả năng chịu lực tốt hơn tôn phẳng

Về mặt cơ học, thiết kế lượn sóng sẽ giúp gia tăng khả năng chịu lực của tôn. Vì theo vật lý học thì đối với cấu tạo dạng sóng nhô lên (sóng tròn, sóng vuông,…) sẽ chịu được các lực cơ học tốt hơn nhiều là dạng tấm phẳng.

Một tấm tôn lợp mái phải chịu trọng lượng của nhiều yếu tố như: sức nặng của bản thân, lực tác dụng của nước mưa, lực của gió thổi,… Ngoài ra, khi thi công hay bảo trì, tấm tôn lợp còn phải chịu sức nặng của người đứng lên mái tôn.

Không chỉ vậy, thiết kế dạng này còn giúp giảm tiếng ồn, hạn chế ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến không gian bên trong. Đặc biệt là khi có mưa lớn.

Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?

Tôn dạng lượn sóng tản nhiệt tốt hơn

Về mặt nhiệt học, thiết kế tôn dạng lượn sóng sẽ làm tăng diện tích bề mặt. Do đó, khả năng phản xạ nhiệt và tản nhiệt tốt hơn.

Tôn được sử dụng để bảo vệ công trình khỏi tác động của yếu tố bên ngoài như nắng, gió, mưa,… Đặc biệt, khi thời tiết nắng nóng, bức xạ nhiệt cao, tôn sẽ giãn nở. Với tôn dạng thẳng, khi bị giãn nở nếu không đủ diện tích, sẽ làm tôn đứt gãy hoặc các đinh vít cố định bị bung ra.

Trong khi đó, tôn dạng lượn sóng có cấu tạo không gian giúp tôn giãn nở tốt, hạn chế ảnh hưởng đến kết cấu của mái và không làm ốc vít bị bung. Ngoài ra khi trời mưa, tôn dạng sóng sẽ giúp nước chảy nhanh và tốt hơn.

Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?

Cấu tạo cơ bản của mái tôn

Mái tôn có cấu tạo gồm ba phần là: phần khung, phần kèo cùng tôn lợp và hệ thống ốc vít. Cụ thể:

Hệ thống khung

Hệ thống khung là phần chịu tải lớn nhất của công trình. Vì vậy, hệ thống khung cần được xây dựng và thiết kế đảm bảo độ chắc chắc, an toàn để có thể chống chịu tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa gió, bão, lũ lụt,…

Hệ thống kèo cùng tôn lợp

Tùy vào diện tích tôn, mục đích sử dụng, nhu cầu của người dù mà hệ thống kèo và tôn lợp sẽ có sự thay đổi nhất định. Hiện nay, thay vì lựa chọn các vật liệu truyền thống, để chống nắng, cách nhiệt cho công trình, các nhà thầu thường lựa chọn tôn sinh thái hơn là các sản phẩm khác.

Hệ thống ốc vít

Ốc vít được làm bằng chất liệu inox mạ crom thường được ưu tiên lựa chọn sử dụng. Lí do là vì chúng có độ cứng cao, khả năng chống chịu thời tiết tốt. Nhờ đó, giúp mái tôn hạn chế nước mưa thấm vào bên trong.

Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?

Các loại tôn lợp được sử dụng phổ biến hiện nay

Tôn lợp hiện nay được sử dụng phổ biến, rộng rãi. Để đáp ứng các yêu cầu thiết kế, tính tiện ích khi sử dụng, tôn lợp có nhiều chủng loại khác nhau: như tôn sóng ngói, tôn lạnh, tôn lấy sáng, tôn mạ kẽm, tôn cán sóng,… Cụ thể:

Tôn sóng ngói

Được thiết kế giống với hình dạng ngói theo kiểu dáng ngói tây, phù hợp với các mái nhà có độ dốc lớn hoặc thiết kế theo kiểu biệt thự. Tôn sóng ngói thường có trọng lượng khá nhẹ nên có thể giảm được phần trọng lượng áp lực lên khung sườn của mái, cột và móng khi lợp lên mái. Tôn sóng ngói không quá nặng như các loại ngói thông thường.

Ngày nay, tôn sóng ngói trở thành một trong những loại tôn lợp được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi cho công trình kiến trúc. Tôn giả ngói có nhiều màu sắc, độ dày phong phú. Vì vậy, khách hàng có thể lựa chọn màu sắc, độ dày phù hợp với sở thích của mình hoặc hợp phong thủy.

Tôn lạnh

Tôn lạnh có khả năng phản xạ với ánh nắng mặt trời tốt nhờ hai thành phần chính là nhôm và kẽm. Khả năng chống chịu với tác động của môi trường tốt, có thể tạo ra những hợp chất tại những mép cắt hoặc chỗ trầy xước. Không chỉ vậy, sản phẩm còn có khả năng chống ăn mòn tốt hơn so với các sản phẩm thông thường.

Tôn lạnh sẽ có một lớp mạ là hợp kim nhôm kẽm. Lớp mạ này sẽ có 55% nhôm, 43,5% kẽm và silicon chỉ chiếm gần 1,5%.

Trong cùng điều kiện môi trường, loại tôn này có tuổi thọ gấp bốn lần tôn kẽm. Hơn thế, tôn lạnh tỏa nhiệt nhanh về đêm nên được rất nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng.

Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?

Tôn lấy sáng

Tôn nhựa lấy sáng là sản phẩm ngày càng phổ biến trong các công trình hiện nay do có giá thành rẻ, độ bền cao, phù hợp với điều kiện thời tiết Việt Nam. Nó là giải pháp phù hợp với các công trình yêu cầu nhiều ánh sáng như nhà xưởng, nhà máy sản xuất.

Tôn có khả năng lấy sáng từ 85 – 90%, có lớp phủ chống tia UV bảo vệ cho sức khỏe. Không chỉ vậy, sản phẩm còn có khả năng cách nhiệt, cách âm, không bị oxy hóa, mài mòn, không xảy ra phản ứng khi tiếp xúc với môi trường acid, kiềm,…

Tôn mạ kẽm

Tôn mạ kẽm là vật liệu xây dựng thuộc dạng phẳng được đóng gói theo cuộn. Loại tôn này được mạ thêm một lớp kim loại kẽm bên ngoài bề mặt vật liệu nhằm bảo vệ cho lớp thép nền.

Đặc điểm đặc trưng của tôn mạ kẽm là khả năng hạn chế ăn mòn từ lớp mạ kẽm. Bên cạnh đó, giá thành của tôn mạ kẽm khá rẻ. Vì vậy, nó được sử dụng tương đối thông dụng với mục tiêu tiết kiệm chi phí.

Tôn cán sóng

Tôn cán sóng là loại tôn mạ kẽm và được sơn phủ nhằm tạo tính thẩm mỹ cho công trình. Loại tôn này thường được sử dụng để làm tấm lợp cho nhà dân dụng cũng như các khu xưởng công nghiệp, công trình, kho bãi,…

Một lọ thủy tinh được đậy bằng một chiếc nút gỗ. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào?

Khi một lọ thủy tinh được đậy bằng một chiếc nút gỗ bị kẹt, cách để mở nút là hơ nóng cổ lọ thủy tinh. Khi đó, nút gỗ sẽ được mở ra.

Bởi vì lọ thủy tinh là chất rắn. Khi hơ nóng cổ lọ, nhiệt độ tăng lên sẽ làm cho phần cổ lọ thủy tinh nở ra. Như thế, nút gỗ sẽ lỏng ra và có thể mở được nút một cách dễ dàng.

Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?

Các roong cao su trong nắp chai bia có tác dụng gì?

Các roong cao su trong nắp chai bia có tác dụng làm cho nắp chai được kín, không để bia bên trong bị chảy tràn ra ngoài. Trong quá trình vận chuyển, nhiệt độ có thể thay đổi liên tục. Khi đó, chai có thể nở ra hoặc co lại tùy theo nhiệt độ.

Khi nhiệt độ thay đổi thì khối lượng chai bia vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên, thể tích sẽ thái đổi tăng lên hoặc giảm đi tùy theo nhiệt độ. Lúc đó, nếu không có những roong cao su trong nắp chai, lượng bia sẽ bị đổ tràn ra ngoài.

Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?

Như vậy, chúng ta đã biết được tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng. Nếu đang có ý định xây nhà hoặc làm công trình, các bạn có thể lựa chọn những loại tôn dạng lượn sóng. Hi vọng bài viết của GiaiNgo sẽ giúp ích cho các bạn. Đừng quên like, share để mọi người cùng biết nhé!