Sự phân hóa trong xã hội Ấn Độ cổ đại biểu hiện như thế nào?

Xã hội Ấn Độ cổ đại gồm những tầng lớp nào? Sự phân hóa trong xã hội Ấn Độ cổ đại biểu hiện như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng GiaiNgo tìm hiểu chi tiết đáp án môn Lịch sử 6 trong bài viết dưới đây. Đừng bỏ lỡ nhé.

Sự phân hóa trong xã hội Ấn Độ cổ đại biểu hiện như thế nào?

Tương tự như nhiều quốc gia cổ đại khác, Ấn Độ cổ đại đã có sự phân hóa đẳng cấp vô cùng rõ rệt. Chế độ phân chia này dựa trên sắc thái về chủng tộc, cùng tìm hiểu chi tiết trong phần trình bày bên dưới nhé.

Trả lời ngắn gọn

Sự phân hóa trong xã hội Ấn Độ cổ đại được biển hiện với ba đặc trưng cơ bản như sau:

  • Xã hội chia thành bốn đẳng cấp theo thứ tự lần lượt là Brahman, Kcatrya, Vaicya, Cudra.
  • Những người không có cùng đẳng cấp thì không được phép lấy nhau.
  • Người thuộc đẳng cấp dưới phải biết tôn trọng, cung phục người thuộc đẳng cấp trên.

Sự phân hóa trong xã hội Ấn Độ cổ đại biểu hiện như thế nào

Trả lời chi tiết

Cư dân trong xã hội Ấn Độ cổ đại được phân thành 4 tầng lớp với những quyền lợi và nghĩa vụ không giống nhau.

  • Đẳng cấp Brahman: đây là đẳng cấp cao nhất trong xã hội Ấn Độ cổ đại lúc bấy giờ. Họ là những người da trắng thuộc phân cấp tăng lữ hoặc chúa tể. Tăng lữ ở đây chính là một bộ phận nhỏ là quý tộc giữ chức vị chủ trì lễ tế đại Bà-la-môn.
  • Đẳng cấp Kcatrya: đẳng cấp này sẽ bao gồm người thuộc tầng lớp quý tộc, vương công, vũ sĩ. Cụ thể họ có thể là vua hoặc quan lại trong triều đình.
  • Đẳng cấp Vaicya: đây được xem là tầng lớp có số lượng đông nhất trong xã hội lúc bấy giờ. Tầng lớp Vaicya bao gồm nông dân, thương nhân, thợ thủ công. Họ sống với thân phận khá thấp và phải nộp thuế, cung phụng cho hai tầng lớp cao quý trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ là đẳng cấp Brahman và đẳng cấp Kcatrya.
  • Đẳng cấp Cudra: đây là tầng lớp được cho là thấp hèn nhất trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Họ chủ yếu là những cư dân bản địa bị chinh phục và phải chịu thân phận làm thuê, làm mướn hoặc nô lệ.

Có thể thấy rằng, sự phân biệt đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại là vô cùng rõ ràng. Trên thực tế những ranh giới này còn được quy định rất khắt khe. Cụ thể những người không cùng đẳng cấp sẽ không được phép kết hôn. Nếu làm trái với quy định này, cha mẹ và những đứa trẻ được sinh ra sẽ bị coi là “tiện dân” và bị xã hội kì thị.

Những người thuộc đẳng cấp Brahman khi sơ ý chạm phải “kẻ tiện dân”, họ sẽ xem đây như một uế khí và thực hiện tắm rửa sạch sẽ khi trở về nhà. Phần lớn những kẻ được xem là “tiện dân” chỉ được phép sống ở phía bên ngoài của khu làng. Khi đi trên đường họ phải báo hiệu với mọi người xung quanh bằng cách gõ vào lọ sành.

Sự phân hóa trong xã hội Ấn Độ cổ đại biểu hiện như thế nào

Những thành tựu nổi bật trong văn hóa Ấn Độ cổ đại

Mặc dù có sự phân hóa đẳng cấp không công bằng nhưng xã hội Ấn Độ cổ đại đã đạt được rất nhiều những thành tựu đáng ngưỡng mộ, góp phần làm nên sự văn minh của nền văn hóa thế giới sau này.

  • Tôn giáo: Ấn Độ cổ đại chính là cái nôi khởi nguồn của nhiều tôn giáo ngày nay, trong đó nổi bật nhất là Hin-đu và Phật giáo.
  • Chữ viết và văn học: trong số những quốc gia trên thế giới, người Ấn Độ được xếp vào nhóm có chữ viết sớm nhất, phổ biến là ngôn ngữ chữ Phạn. Từ đó, nền văn học cũng sớm hình thành và phát triển với đa dạng các thể loại khác nhau, tiêu biểu như sử thi.
  • Khoa học tự nhiên: toán học đã dần xuất hiện với các con số từ 0 đến 9. Lúc này một số khu vực của Ấn Độ cổ đại đã biết cách sử dụng thảo mộc để điều trị bệnh.
  • Kiến trúc và điêu khắc: những công trình thuộc tôn giáo Phật giáo và Hinđu được xây dựng đồ sộ tại nhiều nơi như A-gian-ta, San-chi.
  • Tư tưởng: Phật giáo tại Ấn Độ đã bước đầu xóa bỏ khoảng cách về đẳng cấp, họ tôn trọng và công nhận quyền bình đẳng của con người.

Những thành tựu nổi bật trong văn hóa Ấn Độ cổ đại

Bài tập trắc nghiệm về Ấn Độ cổ đại

Bài 1: Theo em biết cư dân nào tìm ra chữ số “0”?

A. Ai Cập

B. Ấn Độ

C. Lưỡng Hà

D. Trung Quốc

Đáp án: B. Ấn Độ

Bài 2: Tên gọi Ấn Độ bắt nguồn từ đâu?

A. Tên ngọn núi

B. Tên con sông

C. Tên một tộc người

D. Tên của một sử thi

Đáp án: B. Tên con sông

Bài 3: Người Ấn Độ đã tạo ra chữ viết từ khoảng thời gian nào?

A. Hơn 2000 năm TCN

B. Hơn 3000 năm TCN

C. Thế kỷ II TCN

D. Hơn 3500 năm TCN

Đáp án: A. Hơn 2000 năm TCN

Bài 4: Những hiểu biết về Toán học của cư dân phương Đông cổ đại có ý nghĩa như thế nào?

A. Để lại nhiều kinh nghiệm quý báu, làm tiền đề cho những bước phát triển cao hơn tại các thời kỳ sau

B. Tác động tích cực đến nhiều lịch vực khác nhau như kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội

C. Tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển của các ngành khoa học ở thời kỳ hiện đại

D. Thể hiện được sự sáng tạo của cư dân Ấn Độ, tạo ra mức sống cao hơn cho con người

Đáp án: A. Để lại nhiều kinh nghiệm quý báu, làm tiền đề cho những bước phát triển cao hơn tại các thời kỳ sau

Bài 5: Nhà nước Ấn Độ cổ đại được hình thành ở khu vực nào?

A. Trên các hòn đảo

B. Lực vực những con sông lớn

C. Trên các vùng núi cao

D. Tại thung lũng

Đáp án: B. Lực vực những con sông lớn

Bài 6: Các giai cấp chính trong xã hội Ấn Độ cổ đại là?

A. Quý tộc, quan lại, nông dân công xã

B. Quý tộc, quan lại, nô lệ

C. Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ

D. Vua, quý tộc, nô lệ

Đáp án: C. Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ

Bài 7: Bộ phận đông đảo nhất trong xã hội Ấn Độ cổ đại là gì?

A. Nô lệ

B. Nông dân công xã

C. Tăng lữ

D. Quý tộc

Đáp án: B. Nông dân công xã

Bài 8: Xã hội Ấn Độ cổ đại gồm những đẳng cấp nào?

A. Brahman, Kcatrya, Cudra

B. Kcatrya, Vaicya, Cudra

C. Vaicya, Cudra, Kcatrya

D. Brahman, Kcatrya, Vaicya, Cudra

Đáp án: D. Brahman, Kcatrya, Vaicya, Cudra.

Bài tập trắc nghiệm về Ấn Độ cổ đại

Hy vọng với bài viết này, quý bạn đọc sẽ có được góc nhìn khách quan nhất về chủ đề sự phân hóa trong xã hội ấn độ cổ đại biểu hiện như thế nào. Đừng quên ghé GiaiNgo mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức bổ ích ở đa dạng các lĩnh vực khác nhé.