Thiên nhiên luôn khiến con người phải xao xuyến. Sau khi soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông chắc hẳn bạn sẽ yêu thiên nhiên hơn đấy. Cùng GiaiNgo soạn bài này nhé!
Tips: Trước khi đi vào phần chi tiết cách soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông, bạn nên xem qua bài viết cách vẽ sơ đồ tư duy để áp dụng cho những bài soạn văn sau này, rất hữu ích khi học văn học.
Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế. Quê gốc của ông ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Ông là người học rộng, tinh thông nhiều lĩnh vực khác nhau. Tất cả những tác phẩm của ông đều có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhiều lĩnh vực khác nhau như triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí,…
Hoàng Phủ Ngọc Tường viết văn, làm báo từ những năm 1960. Ông là một trong những nhà văn tài hoa chuyên viết về bút kí. Những tác phẩm nổi tiếng của ông như: Ai đã đặt tên cho dòng sông, Rất nhiều ánh lửa, Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu,…
Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông được viết vào tháng 1 – 1981 tại Huế. Tác phẩm thuộc thể loại ký và được in trong tập bút ký cùng tên.
Tập ký được Hoàng Phủ Ngọc Tường viết sau ngày hòa bình lập lại. Nó được lấy cảm hứng từ tình yêu của Hoàng Phủ Ngọc Tường với quê hương và đất nước.
Bài bút ký kể về một dòng sông thơ mộng mà thiên nhiên dành tặng riêng cho xứ Huế mộng mơ. Bài bút kí ca ngợi vẻ đẹp của sông Hương gắn liền với xứ Huế mơ mộng đã đi vào lòng người và với truyền thống lịch sử xứ Huế.
Dòng sông Hương hiện lên lúc hoang dại như một cô gái Digan, lúc lại rất trữ tình và thơ mộng. Đó cũng chính là tính cách như một cô gái ngang bướng, mạnh mẽ nhưng không kém phần mềm mại và thơ mộng.
Không những vậy, sông Hương còn mang dấu ấn của lịch sử chứng kiến bao cuộc đấu tranh của dân tộc.
Bố cục Ai đã đặt tên cho dòng sông gồm có 3 phần:
Nếu đề bài yêu cầu nêu bố cục của Ai đã đặt tên cho dòng sông hoặc chia đoạn Ai đã đặt tên cho dòng sông thì bạn có thể lưu ý theo các nội dung trên.
Nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông thể hiện niềm biết ơn đối với những con người đã khai phá vùng đất này. Tác giả đã bộc lộ niềm tự hào về vẻ đẹp của đất nước.
Nhan đề đã gợi nên một vẻ đẹp phong phú, đa dạng, huyền ảo như đời sống tâm hồn con người Huế.
Nhan đề của bài bút ký được đặt dưới dạng câu hỏi nhằm gợi mở cho người đọc về nguồn gốc tên của dòng sông. Ngoài ra, nhà văn còn mượn huyền thoại về tên dòng sông để nói lên khát vọng về con người.
Chủ đề liên quan:
Sông Hương ở thượng lưu được đặt trong mối quan hệ mật thiết với dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở đây, sông Hương có một thủy trình gian truân nhưng nó lại mang trong mình vẻ đẹp phóng khoáng, man dại, tràn đầy sức sống.
Nhà văn khắc họa dòng sông tươi đẹp và thơ mộng với những hình ảnh đầy ấn tượng:
Một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn.
Như một cô gái Di gan phóng khoáng và man dại.
Bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng.
Đoạn tả sông Hương chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố đã bộc lộ tài năng, khả năng quan sát, sử dụng ngôn ngữ của tác giả. Ngoài ra, còn bộc lộ sự am hiểu tường tận về vị trí địa lý, đặc tính của con sông, am hiểu kiến thức văn học.
Tác giả đã sử dụng những từ ngữ giàu hình tượng, gợi hình gợi cảm. Cách viết này đã lột tả tính cách đầy chủ động, bản lĩnh của sông Hương. Và vừa bày tỏ tình yêu tha thiết và sự am hiểu sâu sắc của tác giả về dòng sông quê nhà.
Sông Hương khi chảy vào thành phố mang vẻ đẹp riêng như vẻ man dại, dịu dàng, trầm mặc của con sông.
Tác giả dành tình cảm yêu mến đặc biệt cho con sông này, thấu hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông. Cách miêu tả sông Hương được thể hiện cụ thể như sau:
Tác giả đã tô đậm con sông nhiều nét thơ dịu dàng, thơ mộng, hoang dã, đã tình, lịch lãm, cổ kính. Từ góc nhìn độc đáo, cách diễn tả phong phú càng cho thấy rõ vẻ đẹp nên thơ của sông Hương.
Từ góc nhìn văn hóa truyền thống lịch sử tác giả khắc họa sông Hương với nét tính cách riêng biệt
Tái hiện chân thực hình ảnh lịch sử và phẩm chất riêng của người Huế, đặc biệt vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của người con gái Huế
Nét đặc sắc trong văn phong của tác giả:
Câu hỏi trang 203 sgk Ngữ văn 12 tập 1
“Trong những dòng sông đẹp ở cả nước… chân núi Kim Phụng”.
Cái hay về ý tưởng:
Hình ảnh: nhiều màu sắc, lung linh, huyền ảo, trầm ấm như đặc tính của dòng sông.
Ngôn ngữ: cô đọng, súc tích, diễn tả được thần thái của dòng sông, những cung bậc cảm xúc của chính nhà thơ khi cảm nhận về dòng sông.
Hi vọng qua bài viết này của GiaiNgo, các bạn học sinh có thể tự soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi gì, đừng ngại bình luận bên dưới nhé!
Chủ đề hay: [Soạn Văn] 7 mẫu ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt hấp dẫn không đụng hàng