Nguyên nhân nhiệt miệng là do đâu? Nên ăn gì để vết loét nhanh lành?

Nhiệt miệng là bệnh lý rất dễ tái phát và diễn ra từ 2 – 3 lần trong năm. Trong đó, nguyên nhân nhiệt miệng ra sao được nhiều người quan tâm. Để giải đáp thắc mắc trên thì cùng GiaiNgo tìm hiểu thông tin chi tiết nhé.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là những vết loét nông, nhỏ xuất hiện ở niêm mạc miệng. Các vết loét ở miệng ban đầu có màu trắng, sau đó chuyển sang vàng. Vùng da xung quanh vết loét thường bị sưng đỏ.

Nhiệt miệng thường gây đau ở vùng miệng, khiến người bệnh không thể ăn hay nói chuyện thoải mái. Có 2 loại nhiệt miệng thường gặp đối với người lớn và trẻ nhỏ.

Cụ thể:

  • Nhiệt miệng đơn giản: Các vết loét miệng xuất hiện 3 – 4 lần/năm và kéo dài đến một tuần.
  • Nhiệt miệng dạng phức tạp: Nhiệt miệng loại này thường ít gặp và xảy ra phổ biến ở những người đã từng bị nhiệt miệng.

Nguyên nhân nhiệt miệng

Nguyên nhân nhiệt miệng

Nhiệt miệng bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn như thay đổi thời tiết, yếu tố sức khỏe của mỗi người và một số tác nhân khác trong đời sống hằng ngày.

Cụ thể:

  • Loét miệng do bạn đánh răng quá mạnh, tai nạn thể thao hoặc sử dụng kem đánh răng không phù hợp.
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý hoặc thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Nhiệt miệng còn xảy ra khi bạn bị căng thẳng và gặp các vấn đề về sức khỏe.
  • Một số bệnh lý gây nhiệt miệng như: bệnh viêm đường ruột, bệnh viêm loét đại tràng,…

Những ai có nguy cơ bị nhiệt miệng?

Những người sống trong môi trường ẩm thấp, nhiệt đới rất dễ mắc bệnh nhiệt miệng. Ngoài ra, những người có chế độ ăn uống thiếu chất, không bổ sung đủ vitamin cũng rất dễ mắc bệnh này.

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai hoặc trẻ em rất dễ mắc bệnh nhiệt miệng. Trong quá trình mang thai, nữ giới có sự thay đổi về nội tiết tố; còn trẻ em thường có hệ miễn dịch kém nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập.

Những ai có nguy cơ bị nhiệt miệng?

Dấu hiệu/triệu chứng bệnh nhiệt miệng/loét miệng

Dấu hiệu nhận biết bệnh nhiệt miệng dễ thấy nhất là xuất hiện một hoặc nhiều vết loét ở má và môi của người bệnh. Những vết loét miệng thường biến mất sau 7 – 10 ngày. Đối với những vết loét miệng lớn mất thời gian từ 2 tuần đến 1 tháng để lành vết loét.

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh nhiệt miệng bao gồm:

  • Các vết loét xuất hiện trên lưỡi, mặt trên của miệng, đáy nướu,…
  • Khu vực giữa vết loét có màu trắng hoặc màu vàng. Kích thước vết lở nhỏ (thường dưới 1cm).
  • Vết loét miệng có màu xám khi bắt đầu lành. Người mắc bệnh có biểu hiện sốt nhẹ, khó chịu, mệt mỏi,…

Cách chữa nhiệt miệng dứt điểm

Đối với các vết loét miệng nhỏ, bạn không cần phải điều trị nhiệt miệng vì nó sẽ tự khỏi sau 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên đối với trường hợp bị nhiệt miệng nặng; bạn nên thăm khám sớm để trị bệnh dứt điểm.

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả bao gồm:

  • Sử dụng nước súc miệng phù hợp để giảm đau, kháng viêm cho khoang miệng.
  • Dùng thuốc bôi nhiệt miệng để giảm đau và đẩy nhanh tốc độ làm lành vết loét.
  • Uống thuốc trị bệnh nhiệt miệng theo toa của bác sĩ khi vết loét trở nặng.
  • Chú ý bổ sung chất dinh dưỡng phù hợp, uống nhiều nước và hạn chế ăn đồ cay nóng.

Cách phòng ngừa nhiệt miệng

Nhiệt miệng rất dễ tái phát và gây ra nhiều phiền toái cho người mắc bệnh. Vì thế, việc phòng ngừa bệnh là điều cần thiết.

Các cách phòng ngừa nhiệt miệng bao gồm:

  • Hạn chế thực phẩm gây kích ứng răng miệng như: Các loại hạt, một số loại gia vị, thực phẩm chế biến sẵn và trái cây có tính axit.
  • Trong bữa ăn hằng ngày nên bổ sung nhiều rau xanh. Chọn thực phẩm lành mạnh và hạn chế dầu mỡ.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đánh răng thường xuyên sau bữa ăn.
  • Bạn nên sử dụng bàn chải mềm, dùng kem đánh răng, nước súc miệng phù hợp để ngăn ngừa kích ứng.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng. Đồng thời phòng ngừa nhiều bệnh lý khác.

Cách phòng ngừa nhiệt miệng

Một số câu hỏi liên quan đến nhiệt miệng

Hay bị nhiệt miệng là thiếu chất gì?

Hay bị nhiệt miệng là thiếu hụt lượng vitamin B12, chất kẽm hoặc chất sắt. Vì thế, bạn nên bổ sung các chất này thông qua thực phẩm hoặc các loại thực phẩm chức năng.

Nhiệt miệng kéo dài trong bao lâu?

Nhiệt miệng kéo dài từ 7 – 10 ngày tùy vào kích thước của các vết loét. Đối với những vết loét lớn, có thể mất 1 – 3 tuần để lành hoàn toàn.

Nhiệt miệng kéo dài trong bao lâu?

Tại sao nhiệt miệng gây đau?

Nhiệt miệng gây đau vì bệnh này hình thành các vết loét trong miệng, nướu răng của người bệnh. Khi bạn tiêu thụ thức ăn sẽ cọ xát trực tiếp với vết loét và gây ra cảm giác đau đớn.

Nhiệt miệng nên ăn gì cho mau khỏi?

Để giúp cơ thể được thanh nhiệt, giải độc và cải thiện các vết loét miệng. Bạn nên ăn các món ăn chế biến từ đậu, bột sắn dây, bổ sung các loại rau xanh và các loại trái cây giàu vitamin C.

Mong rằng những thông tin mà GiaiNgo cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn nhận biết nguyên nhân nhiệt miệng. Đồng có có biện pháp phòng bệnh hiệu quả; cũng như biết thêm các thông tin về bệnh nhiệt miệng.