Hoang mạc chiếm một diện tích khá lớn trên bề mặt Trái Đất, chủ yếu phân bố ở dọc hai bên đường chí tuyến. Khí hậu ở đây vô cùng khắc nghiệt và hạn hán quanh năm. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm rất lớn. Vậy đâu là nguyên nhân hình thành hoang mạc? Và tại sao hoang mạc lại phân bố ở hai vùng chí tuyến? Tất cả sẽ được GiaiNgo giai đáp ngay sau đây!
Các nguyên nhân hình thành hoang mạc:
Do ảnh hưởng của dòng biển lạnh
Các dòng biển lạnh ngoài khơi sẽ ngăn hơi nước từ ngoài biển vào, khiến cho khí hậu khô và khó mưa.
Do nằm dọc theo hai đường chí tuyến Bắc – Nam
Ở hai khu vực đường chí tuyến Bắc – Nam, nhiệt độ trung bình năm cao, khí hậu thường xuyên khô hạn.
Do nằm sâu trong các lục địa (lục địa Á – Âu)
Càng vào sâu trong lục địa, lượng mưa càng giảm dần. Hoang mạc cũng vì thế xuất hiện nhiều hơn so với các vùng ven biển.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (hiện tượng sa mạc hóa)
Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng cao, khí hậu cũng trở nên thất thường. Ở những khu vực ít mưa, hiện tượng sa mạc hóa diễn ra ngày một nhiều hơn.
Do tác động của con người
Các hoạt động của con người gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sa mạc. Phá rừng, khai thác rừng bừa bãi là một trong những nguyên nhân gián tiếp hình thành nên hoang mạc.
Hoang mạc lại phân bố nhiều ở hai dọc chí tuyến vì đây là vùng có khí hậu khô cằn, ít mưa. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để hình thành nên hoang mạc.
Dọc theo hai đường chí tuyến là nơi khối khí áp cao thống trị nên khí hậu ít mưa. Khu vực này cùng là nơi nhận được nhiều ánh sáng mặt trời chiếu thẳng nên rất nóng, nhiệt độ luôn cao. Chính vì thế, dọc theo hai chí tuyến tập trung rất nhiều các hoang mạc lớn.
Sa mạc ngày nóng đêm lạnh là vì hai yếu tố chính: cát và độ ẩm. Cát hấp thu nhiệt và tỏa nhiệt rất nhanh. Trong khi đó, không khí ở sa mạc thì rất khô.
Vào ban ngày, bức xạ năng lượng mặt trời làm cho cát nóng lên nhanh chóng, tỏa nhiệt xung quanh làm cho nhiệt độ tăng cao. Đến đêm, hầu hết nhiệt lượng trong cát nhanh chóng tỏa ra không khí, khiến cho nhiệt độ hạ xuống thấp.
Bên cạnh đó, không khí ở sa mạc rất khô. Lượng hơi nước trong không khí thực tế gần như bằng 0. Mà hơi nước lại có vai trò giữ nhiệt cho không khí.
Ở một nơi như sa mạc, độ ẩm thực tế bằng 0 thì sẽ không có hơi nước giữ nhiệt. Điều này làm cho sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm ở sa mạc tăng cao.
Ngoài ra, một phần do sự chênh lệch khí áp. Ban đêm, ở sa mạc liên tục có gió mạnh và bầu trời thường quang mây cũng góp phần làm sa mạc lạnh hơn ban ngày. Chính những lí do đó khiến cho sa mạc ngày nóng đêm lạnh.
Các hoang mạc chiếm khoảng 1/3 diện tích đất liền trên Trái Đất. Phần đất bên dưới có thể bị phủ muối. Quá trình gió là các yếu tố chính định hình nên các cảnh quang hoang mạc.
Các hoang mạc vùng cực (hay hoang mạc lạnh) có những đặc điểm tương tự. Nam Cực là hoang mạc lạnh lớn nhất (chiếm khoảng 98% lớp băng dày của lục địa này và 2% là đá).
Các loại hoang mạc cả nóng và lạnh có vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhiệt độ trên Trái Đất. Các hoang mạc lớn trên Trái Đất được tổng hợp trong bảng dưới đây:
Như vậy, chúng ta đã biết được nguyên nhân hình thành hoang mạc là gì. Hiện nay, diện tích hoang mạc đang ngày càng mở rộng do các tác động từ những hoạt động của con người. Vì thế, chúng ta cần có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ môi trường của Trái Đất. GiaiNgo hi vọng rằng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn độc giả!