Một trong những thiên tai khiến con người sợ hãi, ám ảnh và gây ra nhiều thiệt hại về người và của là sóng thần. Vậy, sóng thần là gì? Nguyên nhân gây ra sóng thần? Tất tần tật các thông tin về sóng thần sẽ được GiaiNgo giải đáp ngay sau đây!
Sóng thần là một hiện tượng tự nhiên được nhận biết bằng sự xuất hiện của các đợt sóng lớn ngoài biển cả. Đây là một trong những hiện tượng tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường sống.
Sóng thần tiếng Anh là “tsunami”. Cái tên này được xuất phát từ Nhật Bản được biết tới là “Tsunami” nghĩa là “những đợt sóng lớn”. Nhật Bản là một đất nước được biết tới như một nơi thường xuyên đón nhận những trận sóng thần lớn nhất lịch sử. Hậu quả mà nó gây ra luôn mang lại những thiệt hại nặng nề về người và vật chất cho cuộc sống loài người.
Nguyên nhân chính gây ra sóng thần là do sự hình thành của những trận động đất ngầm có tâm chấn nằm sâu dưới lòng đại dương. Nguyên nhân sâu xa hơn đó là do sự chuyển động không cùng chiều của các mảng đại dương, thềm lục địa hay rìa lục địa. Khi di chuyển như vậy khiến chúng va chạm vào nhau dẫn đến các cơn địa chấn dưới lòng biển còn gọi là động đất.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác có thể làm xuất hiện các đợt sóng thần đó là từ sự hoạt động của các ngọn núi lửa ngầm nằm dưới đáy biển. Khi chúng phun trào sẽ gây nên tác động tới lượng nước làm xuất hiện các cột nước có áp suất lớn như những cột nước lớn trào lên mặt nước.
Nói chung, nguyên nhân mà mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy đó là do sự dịch chuyển của một lượng nước lớn. Lượng nước đột ngột di chuyển do tác động của các trận động đất, phun trào núi lửa ở dưới biển, va chạm của các thiên thạch, hay các vụ nổ do tác động ngoại lực, trầm tích rơi xuống,… Điều này sẽ gây nên sóng thần nhưng ở các mức độ khác nhau.
Sau đây, GiaiNgo xin cung cấp cho các bạn một số đặc điểm nổi bật của sóng thần:
Những dấu hiệu cơ bản thường thấy của một đợt sóng thần sắp tới cũng như để giúp các bạn phân biệt sóng thần với các loại sóng khác:
Một số hiện tượng hiếm gặp hơn nhưng cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết sóng thần: vệt sáng đỏ chân trời, các đàn hải âu bay ngược biển, tiếng ồn khi sóng va vào bờ biển, trên trời xuất hiện nhiều đám mây đen,…
Hiện nay, con người đã có cách và phương pháp ứng phó với thiên tai sóng thần. Ví dụ như, con người đã phát minh ra hệ thống cảnh báo sóng thần (TWS). Ngoài ra, các trung tâm báo động động đất và sóng thần cũng đã được đặt tại các điểm hay xảy ra thiên tai dưới sự quản lý của Viện địa chất Mỹ (USGS).
Hiện tại, các hệ thống báo động sóng thần và sóng cao được thiết lập tại vùng duyên hải Thái Bình Dương và Nam Mỹ. Nhiều quốc gia Thái Bình Dương, đặc biệt Nhật, đều trang bị hệ thống quan sát và cảnh báo sóng thần (ngoài ra còn có hệ thống hiện đại CREST – Consolidated Reporting of Earthquakes and Tsunamis – lắp đặt tại duyên hải tây nước Mỹ).
Tuy vậy, những giải pháp này chỉ là giải pháp dường như mang tính tâm lý nhiều hơn là đem lại độ tin cậy khoa học. Dù tâm chấn động đất trong lòng biển có thể dò ra cực nhanh, nhưng người ta vẫn không thể biết những thay đổi lòng biển diễn ra như thế nào với mức độ nhiều ít để có thể biết chính xác sóng thần xuất hiện hay không.
Cho đến nay, chưa hệ thống nào có thể phát hiện sóng thần trước khi nó đem đến thảm họa. Mặt khác, hiện nay cũng chưa hệ thống nào có thể tính được chính xác thời gian giữa một trận động đất và một sóng thần kéo theo. Vì vậy, chúng ta hy vọng trong tương lai, con người sẽ tìm ra được nhiều giải pháp hiệu quả hơn để ứng phó với thiên tai này.
Các trận sóng thần chấn động trong lịch sử gây ám ảnh cả thế giới:
Ngoài ra, lịch sử đã ghi nhận rất nhiều trận sóng thần với sức tàn phá khủng khiếp. Trong số đó, gần đây nhất phải kể đến trận sóng thần xảy ra tại đảo Sumatra thuộc Indonesia vào ngày 26-12-2004.
Một trận động đất mạnh 9,1 độ richter là nguyên nhân gây ra trận sóng thần này. Nó đã gây ra một trận sóng thần kinh hoàng càn quét bờ biển các nước Indonesia, Thái Lan, Malaysia và kéo dài sang tận châu Phi. Nó đã cướp đi mạng sống của 283.000 người, hơn 1.100.000 người mất nhà cửa, thiệt hại hàng chục tỷ USD.
Hậu quả mà sóng thần mang lại cho con người là không hề nhỏ bởi vì sức tàn phá khủng khiếp của nó. Sóng thần là những cột nước cao hàng chục mét có thể càn quét tất cả mọi thứ nơi chúng đi qua.
Sóng thần gây ra những thiệt hại về người và của không thể lường trước được. Khi vị trí tâm chấn của sóng thần càng gần với đất liền, chu kì sóng sẽ càng giảm. Điều này đồng nghĩa với việc, sức tàn phá của các đợt sóng thần sẽ diễn ra nhanh và mạnh hơn.
Sức mạnh hủy diệt của sóng thần còn được tạo ra bởi sự cộng hưởng khi các đợt sóng xô nhau liên tiếp tràn vào đất liền. Hiệu ứng cộng hưởng này làm gia tăng sức mạnh và sự tàn phá của sóng thần lên gấp nhiều lần.
Thông qua bài viết trên chắc các bạn cũng đã biết thêm về sóng thần và nguyên nhân gây ra sóng thần rồi nhỉ? GiaiNgo hy vọng bài viết này sẽ mang đến thông tin hữu ích đối với bạn. Hãy nhớ chia sẻ bài viết và theo dõi GiaiNgo để cập nhập thêm thông tin mới nhất nhé!