Hiện nay, thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở khắp nơi trên thế giới đang ở mức báo động. Ô nhiễm nguồn nước không chỉ gây hại đến sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng đến sự sống của nhiều loài sinh vật khác. Vậy nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước là gì? Làm thế nào để khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước? Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Ô nhiễm nguồn nước do rất nhiều tác nhân gây ra, trong đó phổ biến nhất là các tác nhân sau đây:
Ô nhiễm do tự nhiên
Các hiện tượng tự nhiên làm suy giảm chất lượng nguồn nước được xem là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Nguồn nước có thể bị ô nhiễm do mưa, lũ lụt, gió bão, tuyết tan,… Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh. Hơn thế nữa, dòng nước lụt còn mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại hoá chất đã được cất giữ trước đó.
Ngoài ra, việc phân hủy xác chết của động vật, vi sinh vật và cây cối cũng gây ô nhiễm nguồn nước. Khi cây và sinh vật chết đi, xác của chúng sẽ được phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần chất hữu cơ này sẽ ngấm vào lòng đất và dòng nước ngầm gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm, sau đó lan ra sông, hồ, suối, biển,…
Ô nhiễm do đô thị hóa và hoạt động của các nhà máy, khu công nghiệp
Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá diễn ra với tốc độ nhanh gây áp lực lên tài nguyên nước. Mỗi khi hoạt động, những nhà máy sẽ tạo ra chất thải công nghiệp. Khi nhà máy thải chất thải không được xử lý vào sông, biển sẽ khiến những nguồn nước này bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người.
Ô nhiễm do hoạt động sinh hoạt
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở những đô thị chủ yếu là do nước thải, rác thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý mà xả trực tiếp ra sông, hồ,… Phần lớn bệnh viện và cơ sở y tế lớn cũng chưa có hệ thống xử lý nước thải, lượng rác thải rắn,…
Bên cạnh đó, dân số ngày càng gia tăng dẫn đến lượng rác thải sinh hoạt cũng tăng theo. Mỗi ngày có một lượng lớn rác thải sinh hoạt thải ra môi trường mà không qua xử lý. Ở nhiều vùng, phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước, tạo điều kiện để bệnh tật lây lan và gây ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp
Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi của người dân cũng là nguyên nhân gây nên ô nhiễm nguồn nước. Trong quá trình chăn nuôi, phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý mà được đưa thẳng vào môi trường.
Trong trồng trọt, thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gấp ba lần liều khuyến cáo. Đáng quan ngại hơn, nông dân còn sử dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Aldrin, Thiodan, Monitor,…
Hiện nay việc sử dụng phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật tràn lan trong nông nghiệp làm cho nguồn nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lượng hóa chất dư thừa sẽ ngấm xuống các tầng nước ngầm làm giảm chất lượng nước. Vỏ chai thuốc sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được gom để bán phế liệu,…
Ô nhiễm do những yếu tố khách quan khác
Cơ sở hạ tầng yếu và nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn kém cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường vẫn tồn tại nhiều bất cập. Nhận thức của nhiều cơ quan quản lý, tổ chức cũng như cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ nguồn nước chưa sâu sắc và đầy đủ.
Cuộc sống ngày một phát triển và quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh, nước thải trong sinh hoạt và nước thải trong công nghiệp tăng lên theo cấp số nhân. Hiện nay tại Việt Nam, các cấp, các ngành đã có rất nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường nước. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động.
Chắc hẳn nhiều người vẫn còn ghi nhớ vụ nước của sông Đà bị nhiễm dầu hay còn gọi là nhiễm styren vượt ngưỡng mức cho phép 1,3 – 3,65 lần. Sự việc này khiến nguồn nước sinh hoạt ở nhiều nơi tại thành phố Hà Nội bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Gây phẫn nộ hơn là vụ thảm họa năm 2008 trên sông Thị Vải (Sông Đồng Nai) do nhà máy sản xuất Vedan xả thải ra môi trường nước khiến tôm cá chết hàng loạt,…
Theo Unicef, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đang đứng top 5, chỉ sau Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Thái Lan. Theo Trung tâm Tư vấn Phát triển bền vững Đà Nẵng, có khoảng 19 ngàn tấn rác thải nhựa thải ra môi trường trong một ngày. Điều này cho thấy môi trường nước đang phải gồng mình để chịu đựng sự ô nhiễm nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, theo báo cáo mới đây nhất của viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, có tới 17 triệu người dân Việt Nam chưa được tiếp cận với nước sạch. Họ phải sử dụng nước giếng khoan, nước mưa, nước máy lọc không an toàn với sức khỏe.
Việt Nam có hệ thống nước mặt với hơn 2.360 con sông, suối dài hơn 10km và hàng nghìn hồ, ao. Nguồn nước này là nơi cư trú và là nguồn sống của các loài động, thực vật và con người. Đây cũng là nguồn cung cấp chủ yếu cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, những nguồn nước này đang bị suy thoái và trầm trọng do khai thác quá mức và bị ô nhiễm với nhiều mức độ khác nhau.
Theo thống kê và đánh giá của Bộ Y tế và Bộ Tài Nguyên môi trường, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. Có gần 200.000 trường hợp mắc bệnh ung thư mới phát hiện, mà một trong những nguyên nhân chính là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
Theo khảo sát của Trung tâm Quan trắc môi trường Quốc gia – Tổng cục Môi trường, hiện trạng môi trường nước mặt ở nước ta nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Miền Trung và Tây Nguyên có một số khu vực chất lượng nước giảm do việc đổi dòng phục vụ các công trình thủy lợi. Ở khu vực Đông Nam Bộ, nguồn ô nhiễm nước mặt chủ yếu do nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Khu vực thượng lưu sông Đồng Nai chất lượng nước tương đối tốt, nhưng khu vực hạ lưu đã bị ô nhiễm.
Trong những năm gần đây, mức độ ô nhiễm của sông Sài Gòn đã mở rộng hơn về phía thượng lưu. Các khu vực ô nhiễm trước đây của sông Thị Vải đã từng bước được khắc phục một số điểm. Chất lượng nước sông Tiền và sông Hậu đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ. Sông Vàm Cỏ bị ô nhiễm bởi nhiều yếu tố như hoạt động sản xuất từ nhà máy, khu dân cư tập trung.
Ô nhiễm nguồn nước để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả sức khỏe con người và nền kinh tế.
Hậu quả của ô nhiễm nước cho sức khỏe con người
Hậu quả ô nhiễm nguồn nước cho nền kinh tế
Ô nhiễm môi trường nước gây tổn hại cho nền kinh tế vì nó có thể tốn kém chi phí để xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm. Chất thải không bị phân hủy nhanh chóng tích tụ trong nước và gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, nước mặt.
Để bảo vệ nguồn nước của chúng ta, cần có sự chung tay của cá nhân và cộng đồng, của chính quyền và người dân. Một số biện pháp khắc phục có thể thực hiện là:
Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người. Chính vì vậy chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường nước trong sạch, không bị ô nhiễm. Hi vọng qua bài viết này, quý độc giả của GiaiNgo đã biết được nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước là gì và thực trạng ô nhiễm nguồn nước. Nhớ theo dõi GiaiNgo để cập nhật nhiều kiến thức hay mỗi ngày nhé!