Nguyên nhân hình thành gió mùa chủ yếu là do? Địa lí 10

Gió mùa là loại gió khá phổ biến và quen tai với chúng ta. Tuy nhiên, việc hiểu biết về kiểu khí hậu gió mùa, nguyên nhân chủ yếu hình thành gió mùa là gì,… chắc chắn khá lạ lẫm với bạn. Trong bài viết này, GiaiNgo sẽ cùng bạn đi khám phá nguyên nhân hình thành gió mùa, cùng tham khảo nhé!

Nguyên nhân chủ yếu hình thành gió mùa là gì?

Gió mùa là một trong những loại gió thổi đổi hướng theo mùa. Hiện nay có hai loại gió mùa và chúng trái ngược nhau. Đó là gió mùa đông và gió mùa hè. Có thể nói đây là một trong những đặc trưng riêng của kiểu khí hậu khu vực miền Nam châu Á.

Vậy bạn có biết nguyên nhân chủ yếu hình thành gió mùa là gì không?

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm: Nguyên nhân chủ yếu hình thành gió mùa?

  • A. Sự chênh lệch khí áp giữa xích đạo và vùng cận chí tuyến.
  • B. Sự chênh lệch khí áp giữa vùng các chí tuyến và vùng ôn đới.
  • C. Sự chênh lệch khí áp giữa bán cầu Bắc và bán cầu Nam theo mùa.
  • D. Sự chênh lệch tỷ áp giữa lục địa và đại dương theo mùa.

Đáp án: D là đúng.

Nguyên nhân chủ yếu hình thành gió mùa là do sự chênh lệch tỷ áp giữa lục địa và đại dương theo mùa. Cùng với đó là sự chênh lệch về khí áp giữa lục địa bán cầu Bắc và lục địa bán cầu Nam theo mùa.

Ở khu vực Đông Á, Đông Nam á thì mùa hạ có gió thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đến. Nó mang theo không khí mát mẻ, mưa lớn cho nơi đây.

Nguyên nhân hình thành gió mùa chủ yếu là do? Địa lí 10

Câu hỏi tự luận

Nguyên nhân chủ yếu hình thành gió mùa là do có sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa. Vì thế nên nó cũng tạo sự chênh lệch về khí áp giữa lục địa và đại dương; và sự chênh lệch khí áp giữa lục địa bán cầu Bắc và lục địa bán cầu Nam theo mùa.

Vào mùa đông, nhiệt độ hạ thấp nên dải áp cao Sibir được hình thành. Nó có trung tâm áp nằm giữa khoảng 40 đến 60 vĩ độ Bắc và hoạt động với cường độ lớn.

Gió thổi từ cao áp này về phía Nam và Đông Nam qua các nước Trung Quốc, Nhật Bản, hội tụ cùng gió tín phong Bắc bán cầu, thổi từ Thái Bình Dương tới vĩ độ khoảng 150 đến 200 tạo thành gió mùa Đông Bắc ở khu vực Đông Nam Á.

Và sau khi vượt qua xích đạo ở Indonesia thì gió lệch hướng thành gió Tây, tiến về dải hội tụ chí tuyến và lúc này nằm ở khoảng 10 – 150 độ Nam.

Vào mùa hạ thì chuyển động biểu kiến của Mặt Trời có xu hướng về phía Bắc. Lúc này đường hội tụ nội chí tuyến vượt lên phía Bắc. Các hạ áp hình thành do nhiệt trên các lục địa cũng bắt đầu di chuyển dần về phía Bắc, hút gió tín phong từ phía Nam xích đạo đi lên.

Và khi vượt qua xích đạo, gió chuyển hướng Tây Nam, kèm với đó mang theo nhiều hơi ẩm và mưa. Đây cũng chính là nguyên nhân hình thành gió mùa ở Việt Nam mà bạn cũng có thể tham khảo.

Nguyên nhân chủ yếu hình thành gió mùa là do

Và gió mùa xuất hiện ở các nơi như:

  • Đới nóng: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ô xtrây li a,…
  • Một số nơi có vĩ độ trung bình: Phía Đông Trung Quốc, Đông Nam Liên bang Nga, Đông Nam Hoa Kỳ,…
  • Đặc trưng của khí hậu miền Nam châu Á.

Các loại gió mùa tại Việt Nam

Ở Việt Nam có 2 loại gió mùa phổ biến nhất là gió mùa đông và gió mùa hè. Cùng so sánh sự khác biệt giữa gió mùa đông và gió mùa hè ở nước ta nhé!

Nội dung Gió mùa đông Gió mùa hè
Nguồn gốc Xuất phát từ trung tâm cao áp Xibia. Từ trung tâm áp thấp Ấn Độ – Myanmar hút gió từ Bắc Ấn Độ Dương qua vịnh Bengal.
Hướng gió mùa Đông Bắc – Tây Nam. Tây Nam.
Thời gian hoạt động Tháng 11 – tháng 4 năm sau. Tháng 5 – tháng 10.
Phạm vi hoạt động Từ vĩ tuyến 60०B ra Bắc. X
Đặc điểm
  • Từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau thì khối không khí lạnh sẽ đi qua vùng địa Trung Hoa làm cho thời tiết nóng và khô hơn. Khi thổi vào nước ta thì trở nên khô và lạnh; tạo ra kiểu thời tiết khô lạnh.
  • Từ tháng 2 đến tháng 4: Không khí lạnh tràn qua biển Nam Trung Hoa. Sau khi được tăng cường ẩm và giảm lạnh gây ra kiểu thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn (đây là kiểu khí hậu đặc trưng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta). Sau khi di chuyển xuống phía Nam thì khối không khí bị biến tính nóng dần, suy yếu và kết thúc tại ranh giới núi Bạch mã (vĩ độ 16).
  • Vào nửa đầu mùa hạ: Khối không khí mang theo nhiệt lượng ẩm cao gây mưa lớn cho Nam Bộ, Tây Nguyên. Khi vượt qua Trường Sơn Bắc thì kết hợp với hiệu ứng Phơn gây ra gió Tây khô nóng cho Bắc Trung Bộ và Tây Bắc.
  • Vào nửa sau mùa hạ: Khối khí xích đạo từ nửa bán cầu Nam thổi theo hướng Đông Nam, vượt qua xích đạo, chuyển hướng Tây Nam tạo nên gió mùa hạ ở nước ta. Khối không khí này là nguyên nhân làm cho khí hậu nóng, ẩm, gây mưa lớn kéo dài ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
  • Khi kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới, xuất hiện áp thấp Bắc Bộ, thuộc tính nóng của khối khí này gây mưa ở cả miền Nam và miền Bắc.
  • Trường hợp gió mùa hạ từ bán cầu Nam thổi theo đợi có kèm sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới tạo nên xoáy áp thấp. Nếu đủ điều kiện thì nó sẽ mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, bão.

Các loại gió mùa tại Việt Nam

GiaiNgo hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ về nguyên nhân chủ yếu hình thành gió mùa là gì sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết hơn về kiểu khí hậu quen thuộc này. Qua đó, bạn có thể vận dụng để học tốt hơn chương trình Địa lí lớp 10 hay bổ sung cho mình nhiều kiến thức hữu ích khác.