Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp ở trung du và miền núi Bắc Bộ

Việc phát triển nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp ở trung du và miền núi Bắc Bộ mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và môi trường sinh thái. Hãy cùng GiaiNgo giải đáp câu hỏi “nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp ở trung du và miền núi Bắc Bộ” ngay sau đây nhé!

Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp ở trung du và miền núi Bắc Bộ

Bài 2 trang 69 SGK Địa lí 9: Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp ở trung du và miền núi Bắc Bộ?

Trả lời:

Việc phát triển nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp ở trung du và miền núi Bắc Bộ mang lại những ý nghĩa sau:

Nâng cao được độ che phủ rừng

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều đồi núi. Vì thế mà hay xảy ra tình trạng sạt lở đất mỗi khi đến mùa mưa bão. Ngoài ra việc đốt rừng làm nương rẫy vẫn còn xuất hiện tại đây làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Vì vậy việc phát triển nghề rừng có thể làm tăng độ che phủ rừng. Bên cạnh đó là góp phần bảo vệ môi trường.

Việc này còn có thể phòng chống được việc sạt lở đất, khô hạn, hạn chế lũ quét. Làm cho việc điều tiết dòng chảy của các sông suối, giúp cho các nhà máy thủy điện hoạt động được tốt hơn, giảm lũ lụt, hạn hán cho vùng hạ du.

Nâng cao hiệu quả việc sử dụng đất

Việc các đồng bào dân tộc ít người vẫn có tập quán phá rừng làm nương rẫy đã gây ra nhiều hậu quả khá nghiêm trọng. Vì vậy việc phát triển nghề rừng sẽ giúp cho người dân tộc nơi đây biết cách sử dụng đất một cách hiệu quả và mang lại thu nhập.

Điều này còn giúp nâng cao ý thức của người dân. Từ đó, giúp góp phần ổn định cuộc sống của dân cư và nâng cao thu nhập của người dân.

Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp ở trung du và miền núi Bắc Bộ

Tăng cao nguồn nguyên liệu

Phát triển nghề rừng có thể giúp cho các cơ sở nguyên liệu của các nhà máy sản xuất giấy, chế biến gỗ,… được ổn định hơn. Bên cạnh đó giúp tăng nguồn nguyên liệu lâm sản cho ngành chế biến lâm sản, nguồn vật liệu và chất đốt cho sinh hoạt.

Cho biết ý nghĩa của mô hình trang trại nông lâm kết hợp

Mô hình trang trại nông lâm kết hợp mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Mô hình trang trại nông lâm kết hợp nhằm tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế về cây trồng và chăn nuôi. Bên cạnh đó, mô hình này còn giúp giữ được độ che phủ mặt đất, chống bạc màu đất và chống xói mòn rửa trôi.

Ngoài ra, mô hình này đặc biệt thích hợp trong điều kiện khí hậu ngày càng biến đổi trầm trọng như hiện nay. Mô hình trang trại nông lâm kết hợp còn góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.

Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp ở trung du và miền núi Bắc Bộ

Hãy nêu ý nghĩa của thủy điện Hòa Bình

Câu hỏi thảo luận số 2 trang 68 SGK Địa lí 9: Hãy nêu ý nghĩa của thủy điện Hòa Bình?

Trả lời:

Thủy điện Hòa Bình được đưa vào khai thác vào năm 1994. Thủy điện Hòa Bình đã để lại nhiều ý nghĩa về mặt kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ như sau:

  • Cung cấp một nguồn điện lớn chủ yếu cho toàn bộ khu vực miền Bắc và một phần khu vực phía Nam.  Thủy điện Hòa Bình có công suất qua đường tải điện là 500 kV. Điều này giúp phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân.
  • Hồ chứa nước có vai trò điều tiết nguồn nước vào mùa lũ – cạn. Làm hạn chế được thiên tai và cung cấp nước tưới cho sản xuất và sinh hoạt.
  • Mang lại một nguồn giá trị thủy lợi lớn đặc biệt là các hoạt động về trồng cây công nghiệp lâu năm và luyện kim.
  • Phát triển được các ngành du lịch và dịch vụ.
  • Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước ngọt được phát triển và khai thác một cách triệt để.
  • Điều hòa khí hậu địa phương.

Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp ở trung du và miền núi Bắc Bộ

Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước

Câu hỏi thảo luận số 1 trang 68 SGK Địa lí 9: Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước?

Trả lời:

Những điều kiện thuận lợi mà cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước là:

  • Đồi chè chiếm diện tích trồng lớn (68,8% diện tích chè cả nước).
  • Sản lượng chè chiếm 62,1% của cả nước.
  • Địa bàn phân bố các cây công nghiệp lâu năm chè như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Sơn La, Hà Giang, Lạng Sơn, Yên Bái.
  • Đây là vùng có nhiều thương hiệu chè nổi tiếng như chè Mộc Châu, chè Tuyết, chè Tân Cương (Thái Nguyên), chè San (Hà Giang),…
  • Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho việc trồng cây chè.
  • Diện tích đất feralit rất rộng. Đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác trên địa hình đồi trung du thích hợp cho cây chè phát triển.
  • Nguồn lao động dồi dào có truyền thống trồng cây chè. Lao động có nhiều kinh nghiệm trồng và thu hoạch chế biến chè. Cơ sở vật chất-kĩ thuật phục vụ chế biến chè ngày càng hiện đại.
  • Chính sách nhà nước tập trung và quan tâm khuyến khích trồng chè. Cụ thể là khuyến khích đồng bào dân tộc ít người nhằm tạo nguồn thu nhập.
  • Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
    • Trong nước thì chè là thức uống truyền thống và được yêu chuộng.
    • Trên thế giới chè cũng được yêu thích ở các nước Tây Nam Á, Nhật Bản và các nước EU.

Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp ở trung du và miền núi Bắc Bộ

Một số câu hỏi liên quan trong SGK

Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh tiêu biểu của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?

Bài 1 trang 69 SGK Địa lí 9: Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh tiêu biểu của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?

Trả lời:

Tiểu vùng Đông Bắc có thế mạnh là khai thác khoáng sản và thuận lợi phát triển đa dạng các ngành khai thác và chế biến khoáng sản là vì:

  • Nơi đây tập trung nhiều khoáng sản giàu có nhất nước ta, phong phú và đa dạng. Gồm các khoáng sản như phi kim và kim loại. Đặc biệt là than đá, sắt, chì, kẽm, thiếc, bô xít, apatit, pirit,…
  • Than đá là nguồn khoáng sản có trữ lượng lớn và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á. Đặc biệt là vùng mỏ than ở Quảng Ninh với sản lượng hơn 3 tỉ tấn. Ngoài ra còn phân bố ở các vùng Thái Nguyên, Na Dương.
  • Khoáng sản dồi dào như đồng, apatit (Lào Cai), sắt (Thái Nguyên, Hà Giang), kẽm – chì (Tuyên Quang), thiếc (Cao Bằng),…

Tiểu vùng Tây Bắc có thế mạnh phát triển về thủy điện là vì:

  • Đây là vùng có nhiều sông lớn, chảy qua địa hình núi dốc hiểm trở nên tiềm năng thủy điện lớn.
  • Trữ lượng thủy điện của vùng tập trung nhiều trên hệ thống sông Đà như nhà máy thủy điện Sơn La (công suất lớn nhất cả nước là 3400 kWh) và nhà máy thủy điện Hòa Bình (1600 kWh).

Dựa vào bảng 18.1, vẽ biểu đồ cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

Bài 3 trang 69 SGK Địa lí 9: Dựa vào bảng 18.1, vẽ biểu đồ cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

Trả lời:

Biểu đồ về sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc được biểu thị như sau:

Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp ở trung du và miền núi Bắc Bộ

Trong giai đoạn 1995 – 2002 giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc như sau:

  • Nhìn chung giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng đều có xu hướng tăng.
  • Tuy nhiên giá trị sản xuất ở vùng Đông Bắc tăng mạnh hơn ở tiểu vùng Tây Bắc.
  • Giá trị sản xuất công nghiệp Tây Bắc tăng gấp 2,17 lần; từ 320,5 tỉ đồng lên 696,2 tỉ đồng.
  •  Giá trị sản xuất công nghiệp Đông Bắc tăng gấp 2,31 lần; từ 6179,2 tỉ đồng lên 14301,3 tỉ đồng.
  • Giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc luôn cao hơn Tây Bắc, khoảng cách chênh lệch lớn và có xu hướng tăng lên.
  • Vào năm 1995 giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20,48 lần Tây Bắc.
  • Vào năm 2002 thì giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20,54 lần Tây Bắc.

Từ những nhận xét trên chúng ta có thể thấy được rằng tiểu vùng Đông Bắc có trình độ công nghiệp hóa cao hơn và tốc độ phát triển công nghiệp nhanh hơn tiểu vùng Tây Bắc.

Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp ở trung du và miền núi Bắc Bộ

Xem thêm: Tại sao Trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ?

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến câu hỏi nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp ở trung du và miền núi Bắc Bộ. Theo dõi GiaiNgo mỗi ngày để biết thêm nhiều thông tin hay và bổ ích nhé!